Sâu đục thân mình trắng gây hại cà phê chè
- Được viết: 14-04-2016 10:03
Sâu đục thân mình trắng có tên khoa học là Xylotrechus quadripes, thuộc họ xén tóc (Cerambycidae), bộ cánh cứng (Coleoptera). Sâu đục thân gây hại chủ yếu trên cây cà phê chè, phát triển và gây hại quanh năm nhưng có 2 đợt chính là vào tháng 4, 5 và tháng 10, 11. Hiện nay, qua số liệu điều tra thực tế của Chi cục BVTV Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp TP. Đà Lạt cho thấy sâu đục thân mình trắng đang gây hại nghiêm trọng cây cà phê chè tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung trên diện tích 810 ha. Đặc biệt, sâu đục thân đang gây hại nặng tại thôn Xuân Sơn, xã Xuân Trường và thôn Trạm Hành 2, xã Trạm Hành, thôn 6 xã Tà Nung, tỷ lệ hại từ 40 – 60 %, mật số từ 1,5- 3 con/cây, chủ yếu ở giai đoạn sâu non tuổi 4 và trưởng thành.
Trong vài năm gần đây, sâu đục thân mình trắng đã gây hại ở khu vực này nhưng không được bà con quan tâm và chú ý phòng trừ đồng loạt, kịp thời nên dẫn đến tình trạng sâu đục thân bùng phát và gây hại nặng như hiện nay. Một số hộ nông dân tại khu vực Trạm Hành, Tà Nung đang áp dụng biện pháp cưa đốn những diện tích cà phê bị gây hại nặng nhưng lại không đem đốt, tiêu hủy mà để lại trong vườn hoặc đem làm cây choái cắm trong vườn rau dẫn đến nguồn sâu đục thân gây hại vẫn còn tồn lưu.
Vườn cà phê bị sâu đục thân gây hại Trứng sâu đục thân mình trắng
Ấu trùng sâu đục thân mình trắng Trưởng thành sâu đục thân mình trắng
Dự báo với điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, sâu đục thân sẽ tiếp tục vũ hóa rộ trong tháng 4, diện tích bị hại còn có thể gia tăng nếu không được phòng trừ kịp thời. Để phòng trừ hiệu quả sâu đục thân mình trắng hại cà phê, Chi cục BVTV Lâm Đồng lưu ý bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật sau:
- Cưa và đào bỏ gốc những cây cà phê đã bị sâu đục thân gây hại các năm trước không có khả năng phát triển cành nhánh đồng thời thường xuyên thăm vườn, nếu phát hiện thân, cành cây cà phê bị sâu đục thân gây hại cần cưa bỏ kịp thời và đem đốt tiêu hủy để diệt nguồn sâu hại trong cây. Tuyệt đối không để thân, cành cà phê đã cưa đốn ngay trên vườn hoặc sử dụng vào các mục đích khác như cắm choái ruộng rau tạo điều kiện cho sâu đục thân lây lan ở lứa sau.
- Tăng cường trồng cây che bóng (muồng hoa vàng, cây hồng, mắc ca…) trên các diện tích cà phê chè nhằm điều hòa tiểu khí hậu trong vườn, làm giảm cường độ ánh sáng. Tỉa cành, tạo tán cho cây có một hình thù cân đối hạn chế sự tấn công và gây hại của sâu đục thân.
- Chăm sóc, bón phân đầy đủ, cân đối để cây phát triển tốt, tăng sức đề kháng với các loại sâu bệnh hại.
- Theo dõi đồng ruộng chặt chẽ để phát hiện sớm sự xuất hiện của trưởng thành. Khi trưởng thành vũ hóa rộ, bắt đầu xuất hiện sâu non sử dụng luân phiên một trong các loại thuốc có hoạt chất Alpha-cypermethrin (40g/l) + Chlorpyrifos Ethyl(460g/l) (Supertac 500EC, liều lượng 2,5 lít/ha), Diazinon (Diazol 10G, liều lượng 15g/gốc; Diazan 50EC, liều lượng 2,5 lít/ha), lượng nước phun 800 -1.000 lít/ha, phun lên thân cây 2-3 lần để diệt sâu non ngay từ khi mới nở.
Phòng Kỹ thuật
Các tin khác
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Công tác điều tra DTDB sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2012 - 27/06/2012
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại Lâm Đồng - 04/07/2014
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Bệnh thối trái cà chua và biện pháp phòng trừ - 15/09/2014
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015
- Rừng trồng keo lai tại Đạ Tẻh bị bệnh nấm hồng gây hại - 10/03/2014
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su huyện Đạ Huoai. - 16/05/2014
- Công văn số 1602/BVTV-TV ngày 26/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật về việc phòng chống bệnh bạc lá lúa - 26/07/2013
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh - 10/10/2012
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017