Thống kê truy cập

4132736
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2181
2181
49885
4132736

Giới thiệu chung

Sơ đồ tổ chức

Bản đồ đường đến chi cục

A. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CHI CỤC

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật được thành lập theo quyết định số: 1560/QĐ-UBND ngày 14/07/2016 trên cơ sở sáp nhập, tổ chức lại Phòng Trồng trọt và Chi cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương I. VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG

Điều 1. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Chi cục) là tổ chức hành chính trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc Sở tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật nội địa, thuốc bảo vệ thực vật, khử trùng và quản lý dịch vụ công thuộc phạm vi lĩnh vực được giao trên địa bàn Tỉnh.

Điều 2. Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương II. NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 3. Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, phương án, dự án, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất trồng trọt, giống cây trồng nông nghiệp, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, phân bón hữu cơ và phân bón khác, bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương.

Điều 4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, phương án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật đã được phê duyệt. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.

Điều 5. Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc phê duyệt theo thẩm quyền các văn bản cá biệt thuộc chuyên ngành, lĩnh vực công tác thuộc phạm vi quản lý của Chi cục.

Điều 6. Về sản xuất trồng trọt:

a) Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng vụ, hàng năm và từng giai đoạn của địa phương; chủ trì thực hiện và tổng kết, đánh giá kế hoạch sản xuất;

b) Tổ chức thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất trồng trọt tập trung sau khi cấp thẩm quyền phê duyệt;

c) Hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy trình sản xuất an toàn, công nhận, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và thực hiện sản xuất trồng trọt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn;

d) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, sơ chế rau, quả, chè an toàn: tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ cho người sản xuất; thẩm định, trình Giám đốc Sở cấp giấy chứng nhận và công bố cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống theo mùa vụ, thời vụ sản xuất trên địa bàn;

e) Thực hiện các biện pháp khắc phục thiên tai trong sản xuất trồng trọt.

Điều 7. Về quản lý giống cây trồng:

a) Hướng dẫn cơ cấu giống, sử dụng giống cây trồng; quản lý, khai thác cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn;

b) Theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận và đề xuất công nhận đặc cách giống mới;

c) Đề xuất công nhận cấp, cấp lại, hủy bỏ hiệu lực giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng trên địa bàn; báo cáo và công bố công khai theo quy định;

d) Hướng dẫn, kiểm tra cấp mã số cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp; quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống nông hộ trên địa bàn;

đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giống cây trồng.

e) Kiểm định chất lượng giống cây trồng.

Điều 8. Về quản lý phân bón:

a) Dự báo nhu cầu, xây dựng kế hoạch sử dụng phân bón hàng vụ, hàng năm của địa phương;

b) Theo dõi, giám sát, nhận xét, đánh giá kết quả khảo nghiệm phân bón mới tại địa phương; tiếp nhận công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác của các tổ chức, cá nhân theo quy định;

c) Hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

Điều 9. Về quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

a) Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phương án sử dụng đất có hiệu quả; giải pháp bảo vệ, chống xói mòn nâng cao độ phì đất sản xuất nông nghiệp;

b) Hướng dẫn xây dựng, thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt; phương án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất trồng lúa và đất trồng trọt khác;

c) Hướng dẫn xây dựng, thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nuôi trồng thủy sản trên đất lúa.

 Điều 10. Về bảo vệ thực vật:

a) Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát thực nghiệm, phát hiện, dự tính dự báo thời gian phát sinh, phát triển, phạm vi và mức độ gây hại của những sinh vật gây hại thực vật trên địa bàn tỉnh; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại. Xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh báo, cơ sở dữ liệu và biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại;

b) Kiểm tra, xác minh và tham mưu trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố dịch, công bố hết dịch hại thực vật theo quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

c) Tham mưu chính quyền địa phương, cơ quan quản lý về tổ chức, chỉ đạo, chính sách phòng chống sinh vật gây hại thực vật;

d) Tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các sinh vật gây hại được chủ thực vật, tổ chức, cá nhân thông báo;

đ) Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch hại gây ra để khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân.

e) Thực hiện khảo nghiệm, tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, thuốc BVTV.

f) Định danh các loài dịch hại, thiên địch trên tài nguyên thực vật xuất hiện tại Lâm Đồng; Giám định tác nhân gây hại trên cây trồng, nông sản bảo quản trong kho tàng; Nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển vòng đời của dịch hại.

h) Thẩm định và hướng dẫn kỹ thuật phương án phòng trừ sâu bệnh hại rừng cho các đơn vị chủ rừng.

Điều 11. Về kiểm dịch thực vật:

a) Điều tra sinh vật gây hại sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho; giám sát, đánh giá sinh vật gây hại giống cây trồng, sinh vật có ích nhập nội; giám sát vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, các ổ dịch, vùng dịch hại thuộc diện điều chỉnh;

b) Kiểm tra, giám sát các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch theo quy định của pháp luật;

c) Tổ chức và quản lý công tác khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Điều 12.  Về quản lý thuốc bảo vệ thực vật:

a) Thực hiện việc quản lý sản xuất, buôn bán, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, quảng cáo, thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; tiếp nhận công bố hợp quy về thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân theo quy định;

b) Hướng dẫn thu gom bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để tiêu hủy theo đúng quy định;

c) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng theo quy định.

d) Kiểm tra, giám sát dư lượng thuốc BVTV trên nông sản (kể cả nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu).

Điều 13. Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép, chứng chỉ hành nghề và được thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Điều 14. Tổ chức, thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật theo phân công của Giám đốc Sở và quy định pháp luật.

Điều 15. Tham mưu giúp Giám đốc Sở quản lý dự trữ địa phương về giống cây trồng nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Điều 16.  Xây dựng, trình phê duyệt và thực hiện các dự án điều tra cơ bản về giống cây trồng, bảo tồn giống cây trồng; thực hiện điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

Điều 17. Thực hiện công tác khuyến nông về trồng trọt và bảo vệ thực vật theo phân công của Giám đốc Sở; thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về trồng trọt và bảo vệ thực vật vào sản xuất.

Điều 18. Thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trồng trọt, bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định.

Điều 20. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật.

Điều 21. Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình, kết quả công tác trồng trọt, bảo vệ thực vật và các hoạt động khác có liên quan ở địa phương theo quy định với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chuyên ngành cấp trên; cập nhật, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu về trồng trọt, bảo vệ thực vật theo quy định phục vụ công tác chỉ đạo; tổng kết, đánh giá hoạt động trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

Điều 22. Tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính; quản lý tổ chức, biên chế công chức, viên chức, số lượng người làm việc, tài chính, tài sản được giao theo phân cấp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật. Thực hiện hợp đồng và hướng dẫn, quản lý nhân viên kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật cấp cơ sở theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao.

Chương III. TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 24. Tổ chức

1. Lãnh đạo Chi cục

a) Chi cục có Chi cục trưởng và 02 Phó Chi cục trưởng; số lượng Phó Chi cục trưởng có thể nhiều hơn quy định để đảm bảo ổn định sau khi tổ chức lại.

b) Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục. Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công;

c) Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2. Các phòng, trạm:

Các Phòng, Trạm trực thuộc Chi cục có Trưởng phòng, Trưởng trạm và 01 Phó trưởng phòng, Phó trưởng trạm. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó Phòng, Trạm thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp hiện hành.

Điều 25. Biên chế

1. Biên chế của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (gồm biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp) được giao trên cơ sở vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm.

2. Việc tuyển dụng, bố trí công chức, viên chức của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật.

B. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng và kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật. 

C. Trụ sở của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đặt tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Địa chỉ: 12 Hùng Vương - Phường 10 - Đà Lạt - Lâm Đồng

Điện thoại: 0263.3829 857

C. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG, TRẠM TRỰC THUỘC:

1. Phòng Hành chính Tổng hợp

* Chức năng:

Thực hiện chức năng hành chính, tổng hợp, quản trị, tài vụ và tham mưu cho Chi cục trưởng về công tác tổ chức thuộc phạm vi phân cấp và quản lý của Chi cục.

* Nhiệm vụ: 

a) Thực hiện tổng hợp thông báo, cáo cáo định kỳ và đột xuất tình hình, kết quả công tác trồng trọt, bảo vệ thực vật và các hoạt động khác có liên quan ở địa phương; lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu về trồng trọt và bảo vệ thực vật; tổng kết đánh giá hoạt động trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

b) Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ “Một cửa”; tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính.

c) Quản lý tổ chức, biên chế công chức, viên chức, số lượng người làm việc, tài chính, tài sản được giao: Thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Tham mưu cho Chi cục trưởng về công tác tài chính, kế toán của Chi cục; Theo dõi, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật, tài sản, bảo đảm phương tiện, điều kiện phục vụ cho hoạt động của cơ quan.

d) Thực hiện công tác kê khai, quyết toán thuế của đơn vị, thuế thu nhập cá nhân.

đ) Kiểm soát thông tin trước khi cung cấp ra bên ngoài.

e) Xây dựng hợp đồng khảo nghiệm thuốc BVTV, phân bón, giống cây trồng với các tổ chức, cá nhân; mua thuốc BVTV so sánh và lập hồ sơ, chứng từ thanh toán kinh phí thực hiện khảo nghiệm.

f) Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, tiếp đón các đoàn khách của Chi cục.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.

h) Quản lý hoạt động Website của Chi cục và thu thập thông tin về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật tại Lâm Đồng.

2. Phòng Trồng trọt

* Chức năng: 

Là phòng chuyên môn trực thuộc Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, thực hiện chức năng tham mưu về công tác chỉ đạo sản xuất trồng trọt, quản lý giống cây trồng nông nghiệp, quản lý phân bón, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, công nghệ nông nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, hợp tác quốc tế về lĩnh vực trồng trọt.

* Nhiệm vụ: 

a) Sản xuất trồng trọt:

- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất trồng trọt hàng vụ, hàng năm và từng giai đoạn trên địa bàn tỉnh; thực hiện sơ kết, tổng kết sản xuất;

- Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch và quy hoạch các vùng sản xuất trồng trọt tập trung sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện các quy trình sản xuất an toàn, công nhận, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và thực hiện sản xuất trồng trọt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trên địa bàn;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống theo mùa vụ, thời vụ sản xuất trên địa bàn;

-  Xây dựng, trình phê duyệt và thực hiện các dự án điều tra cơ bản về giống cây trồng, bảo tồn giống cây trồng; thực hiện điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các biện pháp khắc phục thiên tai trong sản xuất trồng trọt.

- Thực hiện công tác khuyến nông về trồng trọt; thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ về trồng trọt vào sản xuất.

- Thực hiện dịch vụ kỹ thuật về trồng trọt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực trồng trọt.

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất, sơ chế rau quả, chè an toàn.

- Rà soát, xây dựng các quy trình kỹ thuật canh tác các cây trồng nông nghiệp.

b) Quản lý phân bón:

- Dự báo nhu cầu, xây dựng kế hoạch hàng vụ, hàng năm và hướng dẫn sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh;

- Theo dõi, giám sát, nhận xét, đánh giá kết quả khảo nghiệm phân bón mới; tiếp nhận công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác của các tổ chức, cá nhân theo quy định.

c) Quản lý giống cây trồng:

- Hướng dẫn cơ cấu giống, sử dụng giống cây trồng; quản lý, khai thác cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; ứng dụng công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống cây trồng thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn;

- Tham mưu quản lý dự trữ địa phương về giống cây trồng nông nghiệp, vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

- Theo dõi, giám sát việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận và công nhận đặc cách giống cây trồng mới;

- Thẩm định và có ý kiến về việc tổ chức hội nghị, hội thảo tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nông nghiệp

- Đề xuất công nhận cấp, cấp lại, hủy bỏ hiệu lực giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng trên địa bàn; báo cáo và công bố công khai theo quy định;

- Hướng dẫn, kiểm tra cấp mã số cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp; quản lý, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống nông hộ trên địa bàn; tiếp nhận công bố tiêu chuẩn cơ sở cây giống xuất vườn.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giống cây trồng.

d) Quản lý sử dụng đất sản xuất nông nghiệp:

- Tham mưu và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, phương án sử dụng đất có hiệu quả; giải pháp bảo vệ, chống xói mòn nâng cao độ phì đất sản xuất nông nghiệp;

- Hướng dẫn xây dựng, thẩm định phương án sử dụng lớp đất mặt; phương án khai hoang, phục hóa, cải tạo đất trồng lúa và đất trồng trọt khác;

- Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình, kết quả công tác trồng trọt và các hoạt động khác có liên quan ở địa phương; cập nhật, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu về trồng trọt theo quy định phục vụ công tác chỉ đạo; tổng kết, đánh giá hoạt động trồng trọt trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.

3. Phòng Bảo vệ thực vật

* Chức năng: 

Là phòng chuyên môn trực thuộc Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, thực hiện chức năng về bảo vệ thực vật; Tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các sinh vật gây hại được chủ thực vật, tổ chức, cá nhân thông báo; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật và hợp tác quốc tế về lĩnh vực bảo vệ thực vật.

* Nhiệm vụ: 

a) Tổ chức thực hiện điều tra, khảo sát thực nghiệm, phát hiện, dự tính dự báo thời gian phát sinh, phát triển, phạm vi và mức độ gây hại của sinh vật gây hại thực vật trên địa bàn tỉnh; thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống sinh vật gây hại. Xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh báo, cơ sở dữ liệu và biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại;

b) Kiểm tra, xác minh và tham mưu cho Chi cục trưởng trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công bố dịch, công bố hết dịch hại thực vật theo quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

c) Hướng dẫn chính quyền địa phương, cơ quan quản lý về tổ chức, chỉ đạo, chính sách phòng chống sinh vật gây hại thực vật;

d) Đề xuất các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch hại gây ra để khôi phục sản xuất nông nghiệp và ổn định đời sống nhân dân.

đ) Thực hiện khảo nghiệm, tiến bộ kỹ thuật về thuốc BVTV, thiên địch và các công nghệ mới về BVTV: xây dựng đề cương, quy trình, phân công thực hiện, theo dõi, cập nhật tiến độ thực hiện; báo cáo kết quả khảo nghiệm và lưu trữ báo cáo, số liệu và các tài liệu liên quan.

e) Thẩm định và hướng dẫn kỹ thuật phương án phòng trừ sâu bệnh hại rừng cho các đơn vị chủ rừng.

f) Tham mưu giúp Chi cục trưởng quản lý dự trữ địa phương về thuốc bảo vệ thực vật, vật tư hàng hóa thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật trên địa bàn sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

g) Thực hiện điều tra, thống kê và quản lý cơ sở dữ liệu về bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

h) Thực hiện công tác khuyến nông về bảo vệ thực vật; thực nghiệm và chuyển giao áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ bảo vệ thực vật vào sản xuất.

i) Thực hiện dịch vụ kỹ thuật và hợp tác quốc tế về bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

k) Tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các sinh vật gây hại được chủ thực vật, tổ chức, cá nhân thông báo;

l) Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. Hướng dẫn thu gom bao, gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng để tiêu hủy theo đúng quy định;

m) Tiếp nhận công bố hợp quy về thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân theo quy định;

n) Thực hiện chế độ thông báo, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình, kết quả công tác bảo vệ thực vật và các hoạt động khác có liên quan ở địa phương theo quy định với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chuyên ngành cấp trên; cập nhật, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu về bảo vệ thực vật theo quy định phục vụ công tác chỉ đạo; tổng kết, đánh giá hoạt động bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

p) Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

q) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.

4. Phòng Thanh tra - Pháp chế

* Chức năng: 

Là phòng chuyên môn trực thuộc Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng, thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định. Thực hiện thông tin tuyên truyền, rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

* Nhiệm vụ: 

a) Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

b) Tham mưu về tổ chức thực hiện, tổng hợp báo cáo và thông báo kết luận thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

c) Thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm về việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh theo quy định.

d) Thẩm định và có ý kiến về việc tổ chức hội nghị, hội thảo tập huấn chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, công nghệ mới về nông nghiệp.

đ)Thực hiện việc quản lý sản xuất, buôn bán, sử dụng, bảo quản, vận chuyển, quảng cáo, thu hồi thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn;

e) Tham mưu, quản lý, theo dõi hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy chứng nhận, giấy phép trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

f) Thực hiện thông tin tuyên truyền, rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.

 5. Trạm Kiểm dịch và Kiểm định thực vật

* Chức năng: 

Thực hiện chức năng về kiểm dịch thực vật; Thực hiện kiểm tra, giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản (kể cả nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu). Kiểm định giống cây trồng và giám định tác nhân gây hại cây trồng.

* Nhiệm vụ: 

a) Điều tra sinh vật gây hại sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho; giám sát, đánh giá sinh vật gây hại giống cây trồng, sinh vật có ích nhập nội; giám sát vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, các ổ dịch, vùng dịch hại thuộc diện điều chỉnh;

b) Kiểm tra, giám sát các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ vùng dịch hoặc đi qua vùng dịch theo quy định của pháp luật;

c) Hướng dẫn và kiểm tra công tác khử trùng sản phẩm thực vật bảo quản tại địa phương theo quy định của pháp luật.

d) Tổ chức, thực hiện công tác quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong lĩnh vực trồng trọt và nông sản có nguồn gốc thực vật (kể cả nhập khẩu).

đ) Kiểm định chất lượng giống cây trồng.                 

e) Định danh các loài dịch hại, thiên địch trên tài nguyên thực vật xuất hiện tại Lâm Đồng; giám định tác nhân gây hại trên cây trồng, nông sản bảo quản trong kho tàng; nghiên cứu quy luật phát sinh, phát triển vòng đời của dịch hại.

f) Xây dựng vùng không nhiễm sinh vật hại.

g) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng giao.

Sơ đồ tổ chức

Bản đồ đường đến chi cục