Thống kê truy cập

3426183
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1612
4340
77682
3426183
Sâu bệnh hại quan tâm trong kỳ

Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp.

Thời gian gần đây, hiện tượng hoa cúc bị héo vàng do virus xuất hiện khá phổ biến tại phường 8, 9, 11, 12 và xã Xuân Thọ - Đà Lạt. Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây từ lúc mới trồng đến thu hoạch. Triệu chứng biểu hiện của cây bị bệnh héo vàng do virus khá giống với triệu chứng héo vàng do Fusarium sp. vì vậy nhiều cán bộ kỹ thuật và nông dân dễ nhầm lẫn. 

Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt

Thời gian gần đây tình hình dịch hại trên các loại cây trồng diễn biến khá phức tạp. Trên địa bàn thành phố Đà Lạt, dịch bệnh héo vàng hại hoa cúc  xuất hiện khá phổ biến và gây hại 120ha tại các vùng trọng điểm như phường 8, phường 12, 11, xã Xuân Thọ. Bệnh gây hại nặng trên các giống cúc đóa, và hại rải rác trên các giống saphir, kim cương trắng, xanh thái, vàng thái, AT. Ngoài ra trên cây xà lách carol bệnh đốm héo với triệu chứng lá khảm vàng, thấp lùn, méo mó cũng đang lây lan và có xu hướng gia tăng diện tích bị hại tại các khu vực phường 7, 8…Đến nay đã có 17ha nhiễm bệnh, TLH 5 – 60%.

Sâu gây u bướu cây sao đen (Cydia sp.) tại Lộc Bắc

Hiện nay, trên diện tích 55,9 ha rừng trồng cây sao đen tại công ty Lộc Bắc xuất hiện triệu chứng cành cây bị u bướu và chết từ dưới tán lên trên ngọn. Tỷ lệ cây bị hại từ 20- 70%. Cây bị hại nhẹ là những cây bị u bướu <30%, ngọn còn tươi xanh, vào mùa mưa những cành bệnh vẫn có thể nẩy chồi. Cây bị hại nặng là những cây rụng lá, 70% cành bị u bướu, khô ngọn.

Bệnh đốm héo rau xà lách scarole tại Đà Lạt

 

Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Lạt đang xuất hiện tình trạng xà lách scarole bị bệnh đốm héo với mức độ và diện tích bị hại ngày càng gia tăng. Thống kê sơ bộ của Phòng Kinh tế Đà Lạt đến nay đã có khoảng 17ha nhiễm bệnh (10,5ha nhiễm nặng, TLH 15 – 60%). Các khu vực bị hại phổ biến là các vùng trọng điểm về sản xuất Scarole gồm Thánh Mẫu, Đa Phú, Phước Thành – phường 7 – Đà Lạt.

Hiện tượng héo vàng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt

Hoa cúc là một trong những loài hoa được trồng phổ biến tại thành phố Đà Lạt và rải rác tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương với tổng diện tích toàn tỉnh là 945ha trong đó riêng Đà Lạt có 900ha, phần lớn diện tích được canh tác trong điều kiện nhà kính. Các giống hoa cúc được trồng phổ biến hiện nay gồm Farm, Đóa, Saphir, Kim cương, Thọ, Pha lê, Tua xanh, Nút tím, Mai vàng, AT…

Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương

Ngày 08/9/2016 và 20/9/2016, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Đơn Dương, UBND xã Ka Đơn, UBND xã Tu Tra tổ chức 02 đợt ra quân thu gom tiêu hủy vườn cà chua bị nhiễm bệnh tại xã Ka Đơn và Tu Tra.

Sâu đục thân mình trắng gây hại cà phê chè

Hiện nay, qua số liệu điều tra thực tế của Chi cục BVTV Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp TP. Đà Lạt cho thấy sâu đục thân mình trắng đang gây hại nghiêm trọng cây cà phê chè tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành, Tà Nung trên diện tích 810 ha.

Tình hình gây hại của bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng tại Đà Lạt

Thành phố Đà Lạt hiện có 95ha hoa cẩm chướng được trồng rải rác tại một số khu vực như phường 5, phường 7, 8,11,12. Đây là một trong những loài hoa có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc mở rộng diện tích canh tác loại cây trồng này còn gặp nhiều khó khăn do vấn đề quản lý dịch hại đặc biệt là bệnh héo rũ gây hại có thể dẫn đến chết cây hàng loạt.

Tình hình gây hại và một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút trên cây hoa cúc

Hoa cúc là một trong những loài hoa được trồng phổ biến tại thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận như Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương. Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.055 ha hoa cúc, trong đó Đà Lạt 885 ha, Đức Trọng 30 ha, Đơn Dương 30 ha, Lạc Dương 110 ha. Các giống hoa cúc được trồng phổ biến gồm: Farm, Đóa, Saphir, Kim cương, Thọ, Pha lê, Tua xanh, Nút tím, Mai vàng, AT,....

Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt

Từ năm 2013 đến nay các vùng rau tại Đà Lạt xuất hiện loài chân khớp "lạ" được người dân gọi là "siêu nhân". Đây là đối tượng gây hại khá nghiêm trọng cho nhiều cây rau, hoa, dâu tây. Do đây là đối tượng gây hại mới, không thuộc các nhóm sâu hại thông thường nên Chi cục BVTV Lâm Đồng lấy mẫu và gửi Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật giám định tên khoa học. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã giám định tên khoa học là loài Scutigerella immaculata Newport.