Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương
- Được viết: 22-09-2016 08:59
Hiện nay, bệnh xoăn lá vi rus đang lây lan và gây hại mạnh trên diện tích 936,1 ha cà chua tại 2 huyện Đơn Dương và Đức Trọng (366,1 ha nhiễm nặng, diện tích phải nhổ bỏ 128,3ha). Bệnh xoăn lá virus là dịch hại nguy hiểm, đến nay chưa có thuốc BVTV đặc trị. Vì vậy để hạn chế bệnh lây lan, tích lũy trên đồng ruộng, việc tổ chức thu gom tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá virus cần được triển khai đồng bộ với các giải pháp canh tác như luân canh cây trồng, quản lý chất lượng cây giống cà chua tại vườn ươm, quản lý côn trùng chích hút tại vườn trồng…
Được sự thống nhất của UBND huyện Đơn Dương, ngày 8/9/2016 và 20/9/2016, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Đơn Dương, UBND xã Ka Đơn, UBND xã Tu Tra tổ chức 02 đợt ra quân thu gom tiêu hủy vườn cà chua bị nhiễm bệnh tại xã Ka Đơn và Tu Tra.
Tham dự Lễ ra quân có ông Dương Đức Đại - Phó Chủ tịch UBND huyện Đơn Dương; bà Nguyễn Thị Phương Loan - Phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng; lãnh đạo UBND các xã Ka Đơn, Tu Tra; lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật Trung tâm Nông nghiệp; phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Đơn Dương; các tổ chức đoàn thể gồm Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên và 88 nông dân thuộc 2 thôn Ka Đơn và thôn KRái 1 - xã Ka Đơn; 50 nông dân thôn Kinh tế mới và thôn Suối thông C2 – xã Tu Tra; đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Đơn Dương cũng về dự và đưa tin.
Hình ảnh: Lễ ra quân thu gom cây họ cà nhiễm bệnh xoăn lá virus tại Ka Đơn, Tu Tra
Với sự tham gia nhiệt tình và tích cực của bà con nông dân và các đại biểu, trong buổi sáng ra quân tại xã Ka Đơn đã thu gom được 10.000m2; tại xã Tu tra thu gom được 7.000m2 vườn cà chua bị nhiễm bệnh và tiêu hủy theo phương pháp chọn khu vực đất trồng gần vườn sản xuất, không ảnh hưởng đến nguồn nước, đào hố hoặc xếp lớp tàn dư trực tiếp trên đất, rãi vôi sau đó tủ bạt để ngăn ngừa mầm bệnh phát tán.
Buổi lễ phát động đã góp phần tuyên truyền để bà con nông dân canh tác cà chua nhận thức rõ ảnh hưởng của tàn dư cây trồng đến sự lây lan nguồn bệnh từ đó chủ động thu gom, tiêu hủy các diện tích cà chua nhiễm bệnh.
Lê Công Hoan
Các tin khác
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ - 11/09/2014
- Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) gây hại cà phê chè tại thành phố Đà Lạt - 01/06/2015
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su huyện Đạ Huoai. - 16/05/2014
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Công văn số 1602/BVTV-TV ngày 26/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật về việc phòng chống bệnh bạc lá lúa - 26/07/2013
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi vườn cà phê vối bị thiệt hại do sương muối tại Lâm Hà - 24/03/2015
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013
- Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê - 28/06/2013
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Đặc điểm hình thái sâu đục thân 4 vạch đầu nâu hại mía và biện pháp phòng trừ - 30/09/2014
- Công tác hỗ trợ phòng trừ bọ xít muỗi hại cây cà phê chè tại Đam Rông - 24/07/2015
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Sâu gây u bướu cây sao đen (Cydia sp.) tại Lộc Bắc - 16/05/2017