Công tác điều tra DTDB sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2012
- Được viết: 27-06-2012 14:55
Kết quả, trong 6 tháng đầu năm 2012, các Trung tâm nông nghiệp huyện, thành phố thực hiện báo cáo công tác điều tra DTDB tương đối tốt với số lượng 273/288 báo cáo. Tuy nhiên, một số TTNN huyện, thành phố còn hạn chế về số lượng cũng như chất lượng báo cáo như các TTNN còn thiếu báo cáo: Đà Lạt (tuần 13), Bảo Lộc (tuần 6, 17, tuần 18 thiếu số liệu báo cáo của cây chè, dâu tằm), Lạc Dương (tuần16), Đơn Dương (tuần 9), Đam Rông (tuần 9, 13, 14, 18, 24), Đạ Huoai (tuần 4, 9, 10, 11, riêng tuần 23 không có số liệu báo cáo của cây ca cao, cao su, điều và sầu riêng). Một số TTNN sau khi nhập số liệu không kiểm tra lại nên xảy ra một số sai sót như tỷ lệ bệnh sưng rễ 250% (Đơn Dương), tỷ lệ bệnh khô thân hại cây ca cao 1400% và bệnh khô vằn hại lúa 120% (Đạ Tẻh).
Căn cứ vào số liệu báo cáo của các TTNN huyện, thành phố, Chi cục BVTV đã tổng hợp và ban hành 24 báo cáo tình hình sâu bệnh hại cây trồng định kỳ hàng tuần trên địa bàn toàn tỉnh. Ngoài ra, hàng tháng, quý Chi cục cũng tiến hành tổng hợp số liệu và báo cáo tình hình dịch hại trong tháng, quý để báo cáo các cơ quan chuyên môn cấp trên.
Theo số liệu báo cáo của một số TTNN, hiện nay có một số loại dịch hại nổi cộm như sâu đục thân mình trắng gây hại cây cà phê tại xã Xuân Trường, Trạm Hành - Tp. Đà Lạt, bọ giáp hại cây chuối tại xã Lộc Bảo - huyện Bảo Lâm và ruồi đục trái hại mít tại các xã trên địa bàn huyện Đạ Huoai. Chi cục đã tiến hành điều tra, nắm bắt tình hình và nghiên cứu các biện pháp phòng trừ nhằm khuyến cáo cho nông dân áp dụng biện pháp phòng trừ trong thực tế sản xuất.
Nguyễn Thị Hà
Các tin khác
- Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông - 31/03/2015
- Tình hình gây hại và một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút trên cây hoa cúc - 29/02/2016
- Tình hình câu cấu hại cây cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 04/07/2013
- Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi vườn cà phê vối bị thiệt hại do sương muối tại Lâm Hà - 24/03/2015
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Hiện tượng héo vàng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt - 26/04/2017
- Rừng trồng keo lai tại Đạ Tẻh bị bệnh nấm hồng gây hại - 10/03/2014
- Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa - 01/08/2014
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê - 28/06/2013
- Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su huyện Đạ Huoai. - 16/05/2014
- Sâu gây u bướu cây sao đen (Cydia sp.) tại Lộc Bắc - 16/05/2017
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ - 11/09/2014
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Đặc điểm hình thái sâu đục thân 4 vạch đầu nâu hại mía và biện pháp phòng trừ - 30/09/2014