Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ
- Được viết: 15-05-2013 17:40
* Triệu chứng bệnh sưng rễ:
Bệnh gây hại trên bộ rễ của cây làm cho rễ bị biến dạng, sưng phồng lên. Cây sinh trưởng chậm, cằn cỗi, lá biến màu xanh bạc, bị héo vào lúc trưa nắng, sau đó phục hồi vào lúc trời mát. Khi bị nặng toàn thân cây héo rũ.
Tại các vùng trồng rau họ thập tự của tỉnh Lâm Đồng, bệnh sưng rễ xuất hiện khá phổ biến. Hiện nay diện tích trồng rau họ thập tự tại Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng là 1.853 ha trong đó bị bệnh sưng rễ là 832,9 ha trong đó 70 ha nhiễm nặng.
* Triệu chứng bệnh sưng rễ:
Bệnh gây hại trên bộ rễ của cây làm cho rễ bị biến dạng, sưng phồng lên. Cây sinh trưởng chậm, cằn cỗi, lá biến màu xanh bạc, bị héo vào lúc trưa nắng, sau đó phục hồi vào lúc trời mát. Khi bị nặng toàn thân cây héo rũ.
Nấm bệnh tấn công vào vùng rễ, làm giảm khả năng hút nước, dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cây. Ở giai đoạn cây con, nếu bị nhiễm bệnh cây khó phục hồi và chết. Nếu bị nhiễm bệnh ở giai đoạn hình thành bắp cây có thể cho thu hoạch nhưng năng suất và chất lượng kém.
Triệu chứng bệnh sưng rễ
* Tác nhân gây bệnh: Bệnh do nấm Plasmodiophora brassicae. W gây ra.
* Điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh:
- Nấm phát triển thuận lợi trong điều kiện pH thấp (< 6,5), đất trũng, thoát nước kém, ẩm độ cao và nhiệt độ 19 - 250C.
- Nấm bệnh tồn tại trong đất, tàn dư cây bệnh bị vùi lấp trong đất là nguồn lây lan chính của bệnh. Thời gian tồn tại của bào tử khá dài (từ 7 – 10 năm).
* Nguyên nhân và điều kiện bệnh sưng rễ lây lan nhanh tại Lâm Đồng
- Nhiệt độ thích hợp, độ pH của đất thấp, phù hợp để nấm bệnh lây lan nhanh.
- Cây rau họ thập tự được trồng thường xuyên do đó nguồn bệnh tồn tại quanh năm.
- Tàn dư cây bệnh không được tập trung tiêu hủy, phần lớn để trên bờ ruộng hoặc đổ xuống các mương nước tuới tiêu làm cho nguồn nước bị nhiễm bệnh, lây lan cho các khu vực trồng rau họ thập tự.
- Không chủ động được nguồn nước tưới, chủ yếu sử dụng nước suối, ao, hồ, mương rãnh chảy tràn mang nguồn bệnh.
- Luân canh cây trồng không triệt để, thời gian luân canh ngắn.
- Chưa có nhiều bộ giống có khả năng chống chịu bệnh để nông dân có thể lựa chọn.
- Chất lượng cây giống tại một số vườn ươm chưa đảm bảo, không tuân thủ các biện pháp xử lý giá thể.
- Các loại Thuốc BVTV đặc trị bệnh sưng rễ còn hạn chế về chủng loại.
* Biện pháp phòng trừ tổng hợp:
Để phòng trừ hiệu quả, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và áp dụng có tính chất cộng đồng trong sản xuất rau họ thập tự.
Biện pháp canh tác
- Luân canh: Thực hiện tốt chế độ luân canh triệt để cây rau khác họ thập tự: cà rốt, khoai tây, bó xôi, xà lách…Đất bị nhiễm bệnh không nên trồng cây họ thập tự.
- Cây giống:Trồng cây con sạch bệnh, xử lý giá thể vườn ươm bằng Nebijin 0.3DP với liều lượng 3 kg/10m3 giá thể.
- Tưới, tiêu nước: Làm mương thoát nước tốt, không để ngập úng. Đảm bảo đủ ẩm để cây phát triển tốt.
- Phòng ngừa lây nhiễm bệnh:Sử dụng nguồn nước tưới không bị nhiễm bệnh, nên sử dụng nước giếng khoan. Không đưa các vật dụng, dụng cụ như máy cày, cuốc, xẻng, giày, ủng… có thể đã bị nhiễm bệnh vào ruộng.
- Bón vôi: nhằm điều chỉnh độ pH của đất từ 6,5 - 7 để hạn chế bệnh phát triển.
- Bón phân cân đối và hợp lý, tăng cường bón phân hữu cơ. Khi cây trên ruộng bị nhiễm bệnh ở thời kỳ hình thành bắp cần bón bổ sung phân lân nhằm kích thích rễ tơ phát triển đồng thời kết hợp sử dụng phun phân bón qua lá giúp cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
Biện pháp vật lý:
- Nhổ bỏ, thu gom sớm các cây bị nhiễm bệnh, không để cây bị bệnh thối mục trên ruộng.
- Tuyệt đối không bỏ cây bị nhiễm bệnh lên bờ, xuống mương suối hoặc nguồn nước.
- Tàn dư thực vật sau thu hoạch: Thu gom toàn bộ rễ cây họ thập tự để tiêu huỷ bằng phương pháp đốt, chôn hoặc ủ phân.
Biện pháp sinh học:
- Bẫy cây trồng: Trồng cây họ thập tự ngắn ngày như cải ram, cải cay…liên tục trong vài vụ sau đó nhổ cả cây đem ra khỏi ruộng để giảm mật độ bào tử trong đất. Phải thu gom và tiêu huỷrễ cây bị bệnh.
- Xử lý xông hơi khử trùng ITC: Trong lá cây họ thập tự có nhiều chất cay, vì vậy, có thể sử dụng lá cây họ thập tự để xông hơi khử trùng đất bằng cách băm nhỏ, rải đều trên ruộng và cày vùi (5 tấn lá/1000m2 cày vùi và tưới nước 5 - 7 ngày trước khi trồng).
Biện pháp hoá học:
- Xử lý đất trước khi trồng bằng Flusulfamide (Nebijin 0,3DP) liều lượng 300kg/ha (Lưu ý: Thực hiện xử lý thuốc đúng kỹ thuật của Nhà sản xuất).Không nên xử lý trên đất ướt, ngập úng, kém thoát nước trong mùa mưa.
Nguyễn Thị Hà
Các tin khác
- Công tác điều tra DTDB sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2012 - 27/06/2012
- Bệnh thối trái cà chua và biện pháp phòng trừ - 15/09/2014
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại Lâm Đồng - 04/07/2014
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013
- Tình hình câu cấu hại cây cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 04/07/2013
- Phòng trừ sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) hại cây cà chua - 08/05/2015
- Một số giống, tiềm năng và dịch hại trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/10/2014
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Phòng trừ rệp gây hại cà phê - 07/05/2015
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Công tác hỗ trợ phòng trừ bọ xít muỗi hại cây cà phê chè tại Đam Rông - 24/07/2015
- Bệnh đốm héo rau xà lách scarole tại Đà Lạt - 15/05/2017
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Bọ xít muỗi hại cây cà phê chè và biện pháp phòng trừ - 04/07/2014
- Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi vườn cà phê vối bị thiệt hại do sương muối tại Lâm Hà - 24/03/2015
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại chính trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/08/2013
- Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông - 31/03/2015