Thống kê truy cập

3426287
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1716
4444
77786
3426287

Sâu xanh Helicoverpa armigera

Tên khác Heliothis armigera

Họ Ngài Đêm (Noctuidae); Bộ Cánh Vảy Lepidopera

* Đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái của sâu xanh Helicoverpa armigera

Thành trùng là một ngài đêm màu xám tro có chiều dài thân 14 - 17 mm, sải cánh 28 - 35 mm. Cánh trước màu xám vàng, khoảng 1/3 từ gốc cánh có vân ngang không rõ rệt, khoảng 1/3 từ đỉnh cánh có vệt lớn màu xám nâu đen, giữa cánh có một chấm đen nhỏ, đối diện mặt dưới cánh chấm đen đậm và to lớn. Bên ngoài chấm đen có một vệt nâu mờ hình hạt đậu. Cánh sau màu xám sáng hơn, gần mép cánh có vệt màu xám đen, gần giữa cánh có vệt hình trăng non màu xám tro.

Trứng hình bán cầu, mặt trứng có 24-28 gân nổi chạy từ đỉnh trứng, mới đẻ có màu vàng nhạt gần nở có màu xám tro hay xanh nhạt.

Sâu non mới nở màu xanh nạt có chấm đen to trên ngực, đầu đen, hoạt động mạnh, bò khắp nơi. Tuổi 1 bò như đo khúc, tuổi lớn màu sắc sâu non biến động nhiều từ màu xanh lá cây, đến xanh đậm, sang màu nâu, màu nâu đen nhưng trên lưng luôn có 3 vệt dọc thân đậm mà trong đó có nhiều đường lượn sóng nhỏ, bên dưới lỗ thở có vệt dọc màu vàng, bụng sâu non có màu sáng hơn lưng. Cơ thể bao phủ nhiều u lông nhất là đốt bụng đầu tiên và đốt bụng cuối cùng trên lưng mỗi đốt có 2 u lông lớn. Đầu sâu non màu vàng nâu có kèm theo những chấm nhỏ, mảnh cứng ngực trước màu đậm hơn.

Nhộng màu hung đỏ dài 15-18 mm, đốt bụng nhỏ có 2 gai nhỏ hơi cong ra ngoài.

Nhộng thường vũ hóa về đêm, ngài hoạt động ban đêm, ban ngày ẩn nấp trong các bụi cỏ, sau 2-3 ngày ăn thêm sẽ giao phối và đẻ trứng. Trứng đẻ rải rác hay từng nhóm 2-3 trứng trên lá, trên đài hoa. Ngài có xu hướng yếu ánh sáng đèn nhưng lại mạnh với ánh sáng cực tím.

Giai đoạn ủ trứng kéo dài từ 2 -12 ngày

Sâu non có 6 tuổi kéo dài 16 – 26 ngày

* Kích thước tuổi sâu:

Tuổi 1 dài 0,3 – 0,35 mm

Tuổi 2 dài 0,42 – 0,54 mm

Tuổi 3 dài 0,67 – 1 mm

Tuổi 4 dài 1,2 – 1,5 mm

Tuổi 5 dài 1,7 – 2,3 mm

Tuổi 6 dài 2,5 – 3,5 mm

Nhộng phát triển từ 10-15 ngày

Thành trùng mới vũ hóa sau 2-3 ngày giao phối và đẻ trứng

* Phân biệt con đực và con cái

Con đực có màu xám hơi xanh lục, con cái có màu nâu cam

* Đặc điểm để phân biệt với loại Helicoverpa assulta

Thành trùng sâu xanh Helicoverpa assulta là một loài ngài đêm màu vàng nâu hơi xám, thân dài 15-16mm, sải cánh 30-33mm. Cánh trước màu vàng nâu, trên đó có nhiều đường sóng nâu đậm chạy ngang, gần mép ngoài cánh có vệt rộng màu đen, giữa cánh có vân tròn và vân hạt đậu không rõ ràng. Cánh sau ít đường vân ngang, gần mép ngoài có vệt nâu đen như cánh trước.

Để phân biệt sâu xanh Helicoverpa armigera với sâu xanh Helicoverpa assulta cần dựa vào đặc điểm trên vân cánh thành trùng của loài sâu xanh nói trên.

* Phương pháp nuôi sâu xanh

- Vật liệu: hộp nhựa, vải voan, bông gòn, lá cây ký chủ của sâu xanh

- Phương pháp:

Dùng các hộp nhựa có khoét lỗ bọc lưới (vải voan) ở phần nắp hộp để tạo điều kiện thông thoáng cho sâu thuận lợi sinh trưởng.

Quấn bông gòn thấm nước ẩm vào cuống cọng lá để lá rau được tươi lâu

Tiến hành bắt sâu non sâu xanh ngoài đồng đem vào nuôi trong hộp nuôi côn trùng ở điều kiện nhiệt độ phòng và cho ăn lá cây tươi (lá cây ký chủ)

- Chỉ tiêu theo dõi:

Thời gian phát dục từng giai đoạn cơ thể của sâu xanh bằng cách quan sát hàng ngày để ghi nhận số ngày của từng giai đoạn trong vòng đời.

Thời gian phát dục vòng đời tính từ lúc trứng nở đến khi sâu xanh đẻ quả trứng đầu tiên.

Thân ái chào bạn

 

Phòng Kỹ thuật

on Thứ bảy Tháng 8 12 by

Chào bạn Lâm,

Theo QCVN 01-38 : 2010/BNNPTNT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng) có qui định các điều tra và mức độ hại như sau:

- Điểm điều tra: Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m.

- Số mẫu điểu tra của 1 điểm:

+ Đối với rau trồng thưa (dưới 50 cây/m2): 1 m2/điểm

+ Đối với rau trồng dày (trên 50 cây/m2) khung 40 x 50 cm/điểm

- Quy định diện tích nhiễm đối với sâu tơ:

Diện tích nhiễm

Cây con (con/m2)

Cây lớn (con/m2)

- Nhẹ

10 – 20

15 – 30

- Trung bình

20 – 40

30 – 60

- Nặng

> 40

> 60

Thân ái chào bạn.
 
Phòng Kỹ thuật
on Thứ bảy Tháng 8 12 by

Câu hỏi: Hiện tại vườn ớt có hiện tượng héo cây và thối gốc chết dần? Hỏi bệnh gì và cách phòng trị?

            Trả lời:

Theo mô tả và hình ảnh gửi kèm của ông Quang Vinh về vườn ớt có hiện tượng héo cây và thối gốc chết dần nhưng lá có màu xanh không chuyển vàng, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng xác định đây là bệnh héo xanh, tác nhân do vi khuẩn Ralstonia solanaceaerum (Pseudomonas solanaceaerum) gây ra. Đây là loại bệnh gây hại phổ biến trên cây họ cà (ớt, cà chua và khoai tây). Đặc điểm gây hại và biện pháp phòng trừ như sau:

* Triệu chứng gây hại:

- Vườn ớt bị bệnh, ban đầu một số cây có biểu hiện héo vào giữa trưa nắng, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng. Lõi cây và rễ bị úng nước và sau đó chuyển màu nâu, rễ mọc ra từ thân cây.

- Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây nhưng thường xuất hiện và gây hại nặng thời kỳ ra hoa, tạo quả.  Khi thân hoặc rễ mới bị nhiễm bệnh, cắt ngang thân cây và ấn mạnh gần miệng cắt có thể thấy dịch vi khuẩn màu xám trắng.

 

                                              Hình ảnh: Bệnh héo xanh do vi khuẩn hại cây ớt ngọt

* Tác nhân, điều kiện phát sinh phát triển của bệnh héo xanh

- Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanaceaerum gây ra. Vi khuẩn tồn tại trong đất, nước, tàn dư cây trồng, một số loài cỏ dại.

- Vi khuẩn héo xanh có thể lan truyền qua hạt giống, mưa, dụng cụ lao động, xâm nhập vào rễ hoặc thân cây, qua các vết thương cơ giới do cấy ghép hoặc côn trùng.... Vi khuẩn làm tắc các mô dẫn nước trong thân cây. Nước và các chất dinh dưỡng không thể vận chuyển đến các cành cây và lá khiến cây bị héo và chết.

- Bệnh phát triển thuận lợi ở nhiệt độ 26-30oC, độ pH thích hợp cho bệnh phát triển từ 6,8-7,2.

* Biện pháp phòng trừ

- Sử dụng cây giống ghép khỏe, không có triệu chứng nhiễm bệnh.

Thực hiện tốt chế độ luân canh với các cây trồng khác họ, không luân canh ớt với cà chua, khoai tây cùng là ký chủ của bệnh héo xanh.

- Trước khi trồng cây cần vệ sinh vườn, thu gom toàn bộ tàn dư cây trồng vụ trước đem tiêu hủy xa khu vực trồng.

- Hạn chế làm xây xát và tạo vết thương cho cây nhất là khi vườn đã có cây nhiễm bệnh. Trong quá trình cắt tỉa thường xuyên vệ sinh tay, công cụ (dao, kéo) bằng xà phòng.

- Vườn trồng phải có chế độ thoát nước tốt, không tưới quá ướt, tưới tràn dễ làm bệnh héo xanh lây lan. Các vườn có nhiễm bệnh các vụ trước cần tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân hóa học.

- Thường xuyên theo dõi, nếu vườn ớt xuất hiện cây bị bệnh héo xanh cần nhổ bỏ sớm,  đào toàn bộ gốc rễ thu gom tiêu hủy và rải vôi vào gốc để hạn chế lây lan.

- Biện pháp hóa học: Để phòng trừ bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây ớt có thể sử dụng một trong các loại thuốc đã đăng ký trong danh mục phun khi bệnh chớm xuất hiện: Fugous Proteoglycans (Elcarin 0.5SL); Streptomyces lydicus WYEC 108 (Actinovate 1SP); ngoài ra tham khảo một số thuốc đăng ký phòng trừ héo xanh/cà chua như Kasugamycin  + Streptomycin sulfate (Teamgold 101WP); Oxytetracycline + Streptomycin (Miksabe 100WP); Copper Oxychloride + Streptomycin sulfate  +  Zinc sulfate (PN - balacide 32WP).

 

Thân ái chào ông!

Phòng Bảo vệ thực vật

on Thứ năm Tháng 3 15 by ttbvtv