Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương
- Được viết: 14-03-2015 21:16
Ngày 13 tháng 3 năm 2015, đoàn kiểm tra gồm lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo UBND huyện Lạc Dương, Chi cục BVTV tỉnh, Phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương và các đơn vị liên quan đã kiểm tra thực tế tình hình cà phê chè bị sương muối tại các xã Đạ Sar, Đạ Nhim, Đưng K'nớ huyện Lạc Dương.
Theo kết quả kiểm tra và thống kê sơ bộ, sương muối gây hại trên khoảng 600 ha cà phê chè, 20 ha rau, hoa, dâu tây tại 5 xã: Đạ Nhim, Đạ Chais, Xã Lát, Đạ Sar, Đưng K'Nớ và Thị trấn Lạc Dương. Đêm ngày 10 và 11/3/2015, nhiệt độ không khí lạnh xuất hiện đồng thời với ẩm độ cao, lặng gió nên hình thành sương muối trên nhiều vùng ở Lạc Dương.
Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lạnh đi của không khí và các vật thể. Sương muối thường hình thành khi nhiệt độ không khí <= 4 độ C (trong lều khí tượng ở độ cao 2 m), khi ấy nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đã có thể xấp xỉ 0 độ C, nhưng phải đủ ẩm mới hình thành được sương muối. Cơ chế gây hại: Sương muối gây hại không phải mặn như muối mà do nhiệt độ thấp. Khi sương muối xuất hiện, nhiệt độ hạ xuống thấp dưới 0oC, khi đó nước trong thân cây (trong chất nguyên sinh của tế bào) sẽ bị đóng băng lại. Khi nước đóng băng sẽ giãn nở thể tích, làm phá vỡ các tế bào, các ống dẫn nhựa cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy ngay ngày hôm sau có sương muối, chúng ta thấy có vết cháy táp trên mặt lá cây trồng. |
Về mức độ thiệt hại: Đối với cà phê kiến thiết cơ bản dưới 3 năm tuổi: thiệt hại 100%, cây chết khô hoàn toàn. Đối với cà phê kinh doanh trên 3 năm tuổi: >1/3 tán cây bị cháy khô (lá, hoa, quả, cành non), một số vườn mật độ thưa, tán thưa bị cháy khô hoàn toàn.
Sương muối gây hại trên cà phê ở các dạng địa hình, nhưng chủ yếu gây hại nặng trên các vườn cà phê thiếu cây che bóng, chắn gió, vườn cà phê ở vùng trũng, thấp.
Để phục hồi sản xuất Chi cục BVTV tỉnh đề xuất các biện pháp kỹ thuật như sau:
Đối với cây cà phê kiến thiết cơ bản, cây cà phê kinh doanh nhưng bị hại nặng, khả năng hồi phục kém: cần phá bỏ tiến hành trồng lại.
Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nhẹ đến trung bình: tiến hành cắt bỏ ngay các bộ phận bị cháy (lá, hoa, quả, cành) càng sơm càng tốt, cắt sâu vào một đoạn 5 cm (không cần xử lý vôi), hoặc cưa đón 1/3 – 1/2 thân, thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc để hạn chế thoát hơi nước. Tưới nước và bón phân sớm vào đầu tháng 4/2015 để tạo cành mới và nuôi trái kịp thời (theo quy trình bón phân).
Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nặng, các cành lá đều khô cháy cần tiến hành cưa đốn phục hồi ngay càng sớm càng tốt trong cuối tháng 3. Phương pháp cưa cách gốc từ 20 - 25 cm theo chiều từ trên xuống, nghiêng 1 góc 45o, vết cắt phải phẳng mịn, cắt theo hướng Đông Tây, phần vát nghiêng từ hướng Đông sang Tây (bên phía tây vết cắt cao hơn phía đông) để ánh nắng buổi chiều không chiếu vào vết cắt làm khô cây. Khi cắt cây xong dùng vôi bột hòa nước quét lên vết cắt, thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc. Tưới nước và bón kịp thời, đầy đủ phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ (10-20kg/gốc), phân vi sinh để cây ra chồi vượt mới. Sau đó tiến hành nuôi mỗi gốc từ 3-4 chồi to khỏe, phân bố đều quanh thân. Khi chồi cao 20-30 cm thì tiếp tục tỉa định chồi giữ lại 1 - 2 chồi tạo thân mới.
Về lâu dài, cần tiến hành trồng bổ sung xen cây che bóng như: hồng ăn trái, mắc ca, bơ, muồng,... Chú ý thiết lập sớm các hàng cây chắn gió trên đỉnh đồi, đồng thời trồng cây che bóng tạm thời như muồng hoa vàng, hoặc cây ngắn ngày như đậu, bắp để tăng thu nhập trong vườn cà phê trồng lại, tái canh và vườn cưa đốn phục hồi.
Những ngày mùa Đông nhiệt độ xuống thấp, quan sát trời lặng gió, ẩm độ cao nên tiến hành tưới nước (nơi có điều kiện), tủ gốc, hun khói để hạn chế xuất hiện của sương muối. Dùng cỏ ẩm, lá cây chất thành đống ở góc vườn hướng đầu gió, đốt cháy âm ỉ để tỏa ra nhiều khói hạn chế bức xạ hữu hiệu của đất.
Bên cạnh đó cần quản lý dịch hại kịp thời, nhất là bọ xít muỗi hại cà phê chè trong giai đoạn ra chồi non, lá non.
Về chính sách cần hỗ trợ cho người dân có diện tích cà phê bị thiệt hại do sương muối theo Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Chi cục BVTV Lâm Đồng
Lượng phân bón cho cà phê chè
Tuổi cà phê |
Loại phân |
Lượng bón |
Thời kỳ bón |
|||
Tháng |
Tháng |
Tháng |
Tháng |
|||
|
Urê |
100 |
- |
30 |
40 |
30 |
Lân Super |
1.000 |
- |
1.000 |
|
|
|
KCl |
50 |
|
15 |
20 |
15 |
|
Năm 2 |
Urê |
200 |
40 |
60 |
60 |
40 |
Lân Super |
500 |
500 |
|
|
|
|
KCl |
100 |
20 |
30 |
30 |
20 |
|
Năm 3 |
Urê |
400 |
80 |
120 |
120 |
80 |
Lân Super |
500 |
500 |
- |
- |
- |
|
KCl |
300 |
60 |
90 |
90 |
60 |
|
Kinh doanh |
Urê |
600 |
120 |
180 |
180 |
120 |
Lân Super |
600 |
600 |
|
|
|
|
KCl |
500 |
100 |
150 |
150 |
100 |
|
Cưa đốn |
Urê |
300 |
60 |
90 |
90 |
60 |
Lân Super |
1.000 |
1.000 |
- |
- |
- |
|
KCl |
200 |
40 |
60 |
60 |
40 |
|
Kinh doanh |
Urê |
600 |
120 |
180 |
180 |
120 |
Lân Super |
600 |
600 |
|
|
|
|
KCl |
500 |
100 |
150 |
150 |
100 |
Các tin khác
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Hiện tượng héo vàng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt - 26/04/2017
- Công tác hỗ trợ phòng trừ bọ xít muỗi hại cây cà phê chè tại Đam Rông - 24/07/2015
- Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum) hại cây cà phê - 13/08/2015
- Bẫy đèn trưởng thành sùng trắng tại Đạ Huoai - 23/05/2014
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Một số giống, tiềm năng và dịch hại trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/10/2014
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017
- Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông - 27/10/2013
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Ốc bươu vàng hại lúa vụ Hè - Thu 2013 và Biện pháp phòng trừ - 08/05/2013
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Phòng trừ rệp gây hại cà phê - 07/05/2015
- Bọ xít muỗi hại cây cà phê chè và biện pháp phòng trừ - 04/07/2014
- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora và bọ xít muỗi hại ca cao - 03/09/2014
- Tình hình sâu đục quả mít tại Đam Rông và biện pháp phòng trừ - 27/05/2013
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014