Bọ xít muỗi hại cây cà phê chè và biện pháp phòng trừ
- Được viết: 04-07-2014 13:39
Bọ xít muỗi có tên khoa học là Helopeltis sp. thuộc họ Miridae, bộ Hemiptera. Bọ xít gây hại nhiều trên điều, chè, ca cao, cà phê, tiêu đen, nho, ổi, xoài v.v… Chúng tấn công ở tất cả các giai đoạn của cây trồng. Ký chủ chính của chúng là điều, chè, ca cao, và cây neem. Bọ xít muỗi đỏ được ghi nhận xuất hiện ở các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Philippines, Campuchia, Indonesia và Việt Nam.
Năm 2013, bọ xít muỗi đã gây hại trên cà phê chè tại Đam Rông với diện tích 339,5 ha (40,2 ha nặng). Năm 2014, bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên 1.268 ha trong đó có 390 ha hại năng, tỷ lệ hại trung bình 33%, cục bộ lên tới 75% trên chồi non, búp non. Làm ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng phát triển cũng như năng suất cà phê chè và gây khó khăn cho việc phòng trừ của nông dân.
Để tăng cường quản lý đối tượng dịch hại này và bảo vệ sản xuất cà phê Chi cục BVTV Lâm Đồng giới thiệu đặc điểm và biện pháp trừ bọ xít muỗi như sau:
Triệu chứng gây hại
Bọ xít muỗi dùng vòi chích vào chồi non, lá non, cành non, hoa, quả non để hút nhựa cây. Trên lá non, chồi non vết chích tạo ra đốm đen làm cho lá non, đọt non bị quăn và trở nên méo mó, dị dạng sau đó bị khô từ chóp lá. Hoa bị hại bị héo khô.
Thực tế trên những vườn cà phê chè bị hại nặng, cây sinh trưởng kém, năng suất giảm rõ rệt.
Đặc điểm hình thái và sinh học
Bọ xít trưởng thành dài 6 - 8mm, có màu nâu đỏ hay nâu đậm. Hầu hết ngực của chúng có màu đỏ nhạt hoặc đỏ nâu. Đầu thường có màu đậm hơn ngực. Râu đầu có màu tối.
Trứng bọ xít muỗi hình ovan dài, màu trắng. Trứng thường được đẻ ở những lá non, đọt non, cuống hoa, thân chồi.
Sâu non mới nở nhỏ, có màu vàng nhạt. Sâu non có 5 tuổi kéo dài 9 - 19 ngày. Vòng đời của bọ xít muỗi kéo dài 25 - 32 ngày.
Khi mới nở bọ xít non sống tập trung 2 - 3 con trên 1 đọt cây, lúc này các vết chích nhỏ nhưng dày, từ tuổi 3 chúng phân tán và bắt đầu sống đơn lẻ, khi đó vết chích sẽ thưa nhưng lớn hơn.
Bọ xít muỗi phát triển mạnh vào mùa mưa khi độ ẩm không khí cao, thời gian chiếu sáng ngắn, trời âm u. Những ngày âm u không có nắng trong mùa mưa bọ xít muỗi hoạt động suốt ngày. Bọ xít muỗi trưởng thành và con non có tính giả chết, khi động phải chúng lập tức giả chết rơi xuống lẩn trốn.
Cây cà phê ra nhiều đọt non tạo điều kiện thuận lợi về dinh dưỡng để bọ xít muỗi gây hại và gia tăng mật độ.
Vườn cà phê gần bìa rừng, nhất là rừng keo; vườn cà phê trồng quá dày, rậm rạp, ít ánh sáng thường bị hại nặng.
Trong năm, bọ xít muỗi có thể phát triển từ 8 - 10 lứa. Tại Lâm Đồng, bọ xít muỗi gây hại quanh năm nhưng tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa từ tháng 4 - 11 khi trời mát, ẩm độ cao và nhất là khi cây cà phê chè ra các búp non.
Biện pháp phòng trừ
- Biện pháp canh tác:
+ Đảm bảo mật độ trồng thích hợp (5.000 cây/ha), không trồng cà phê quá dày. Thường xuyên tỉa cành, tạo tán thông thoáng cho vườn cà phê.
+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trong ruộng và bờ lô, bụi rậm quanh ruộng nhằm hạn chế nơi cư trú của bọ xít muỗi.
+ Bón phân đầy đủ, cân đối, hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường bón thêm kali.
- Biện pháp vật lý: vào đầu mùa khô thu gom tàn dư cây trồng, đốt hun khói để xua đuổi bọ xít muỗi.
- Biện pháp sinh học: Bảo vệ và phát triển quần thể thiên địch tự nhiên sẵn có trên vườn cà phê: kiến đen, kiến xanh, kiến vàng để hạn chế gây hại của bọ xít muỗi.
- Biện pháp hóa học
+ Thường xuyên điều tra đồng ruộng vào thời kỳ cà phê ra đọt non, lá non để phát hiện kịp thời, phun thuốc trừ từ 1 - 2 đợt mỗi đợt cách nhau 10 - 15 ngày.
+ Đảm bảo phun thuốc theo nguyên tắc 4 đúng, phun thuốc phải đồng loạt. Phun ướt đều trên toàn bộ tán cây, phun xung quanh ruộng từ ngoài vào trong và từ bìa rừng trở vào trong đảm bảo bao vây không cho bọ xít muỗi phát tán ra xung quanh để hạn chế lây lan.
+ Hiện nay chưa có thuốc đăng ký trong danh mục để phòng trừ bọ xít muỗi hại cà phê. Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã tiến hành khảo nghiệm thuốc Supertac 500EC (Alpha-cypermethrin + Chlopyrifos Ethy), sử dụng nồng độ 0,18%, lượng nước sử dụng 1.000 lít/ha.
Trần Thị Cúc
Các tin khác
- Bệnh đốm héo rau xà lách scarole tại Đà Lạt - 15/05/2017
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Đặc điểm hình thái sâu đục thân 4 vạch đầu nâu hại mía và biện pháp phòng trừ - 30/09/2014
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Bệnh héo xanh hại cây họ cà - 27/10/2013
- Rừng trồng keo lai tại Đạ Tẻh bị bệnh nấm hồng gây hại - 10/03/2014
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ - 19/06/2014
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Phòng trừ sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) hại cây cà chua - 08/05/2015
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 16/07/2014
- Tình hình gây hại của bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng tại Đà Lạt - 03/03/2016
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015