Bẫy đèn trưởng thành sùng trắng tại Đạ Huoai
- Được viết: 23-05-2014 11:18
Theo thông báo của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên rất nhiều loại cây trồng trên địa bàn huyện như: khoai lang, mía, cây tiêu, ca cao, cà phê, măng cụt, mít, cao su, khoai mỳ… Sùng trắng thường vũ hóa từ tháng 02 đến tháng 5 hàng năm; trưởng thành có tập tính ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn hại cây trồng. Vì vậy bắt đầu từ tháng 3/2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã hướng dẫn cho bà con nông dân tại 3 xã Đạ Tồn (8 bẫy), Đạ Mamri (22 bẫy) và Đạ Ploa (1 bẫy) tự lắp đặt 31 bẫy đèn thu hút trưởng thành của sùng trắng trên tổng diện tích 130,5 ha.
Bẫy đèn được thiết kế như sau:
+ Đào hố có chiều dài 2,0 m, chiều rộng 2,0 m, chiều sâu 0,5 m.
+ Dựng khung kích thước dài 2,0 m, rộng 1,2 m trên hố. Khung có thể làm bằng nilong hoặc tôn. Trên lắp bóng đèn chữ U (55W) sử dụng điện thắp sáng 220 V.
+ Trải một lớp ni lon màu trắng dưới mặt và xung quanh hố, cho nước vào trong hố được pha thêm nhớt. Khoảng cách từ hố chứa nước lên bẫy đèn: 1,6 m. Chiều cao đặt bẫy: 2,6 m
- Thời gian chiếu sáng của bẫy đèn từ 18 giờ 30 phút đến 22 giờ mỗi đêm.
Trong thời gian từ 29/3/2014 đến 05/5/2014 đã thu được 11.299 con bọ hung trưởng thành, trung bình số lượng bọ hung trưởng thành vào bẫy là 9,5 con/bẫy/đêm/. Thành phần chính các loại bọ hung như: bọ hung nâu (Holotrichia sinensis) chiếm 80%;Bọ hung đen (Allissonotum impressicolle) chiếm 15%;Bọ hung xanh (Anomata sp.) chiếm 5% trong tổng số trưởng thành vào bẫy đèn.
Bọ hung nâu Bọ hung đen
Ngoài phương pháp ứng dụng bẫy đèn phòng trừ sùng trắng, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng và Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai khuyến cáo nông dân áp dụng phương pháp trồng khoai lang dẫn dụ sùng đến đẻ trứng, khi ấu trùng xuất hiện sẽ tấn công củ khoai, tiến hành thu gom tiêu diệt sùng. Dùng phân chuồng làm bẫy dẫn dụ trưởng thành đẻ trứng thu bẫy đốt hoặc ngâm nước để tiêu diệt; trồng cây hoa dã quỳ xen lẫn quanh vườn để xua đuổi sùng trắng.
Nguyễn Lệnh Đổng
Các tin khác
- Bệnh thối trái cà chua và biện pháp phòng trừ - 15/09/2014
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê - 28/06/2013
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015
- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora và bọ xít muỗi hại ca cao - 03/09/2014
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Đặc điểm hình thái sâu đục thân 4 vạch đầu nâu hại mía và biện pháp phòng trừ - 30/09/2014
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Phòng trừ rệp gây hại cà phê - 07/05/2015
- Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ - 11/09/2014
- Tình hình gây hại và một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút trên cây hoa cúc - 29/02/2016
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014