Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông
- Được viết: 27-10-2013 21:22
1. Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê
- Bọ xít muỗi có tên khoa học là: Helopeltis sp, thuộc họ Miridae, bộ Hemiptera.
- Trưởng thành giống con muỗi, cơ thể thon dài (5-10mm), màu xanh lục, cánh màu nâu nhạt. Bọ xít muỗi gây hại bằng cách chích hút nhựa lá non, chồi non. Lúc đầu vết hại có màu xám, xung quanh có màu nhạt hơn sau đó bị thâm đen. Các bộ phận non bị chích hút khô đen và biến dạng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.
Trưởng thành ban ngày ẩn trong lùm cây rậm rạp, hoạt động chủ yếu và lúc sáng sớm hoặc chiều mát, đặc biệt sau cơn mưa, trời âm u, thời tiết nóng ẩm thích hợp cho bọ xít muỗi phát sinh và gây hại.
- Tại Đam Rông, từ năm 2012 bọ xít muỗi xuất hiện và gây hại rải rác trên một số cây cà phê chè thời kỳ kiến thiết cơ bản, mức độ gây hại không đáng kể tại xã Phi Liêng. Tuy nhiên, năm 2013 thời tiết có nhiều biến đổi, mưa nhiều, trời thường âm u thuận lợi cho bọ xít muỗi phát triển và gây hại. Hiện nay, tại huyện Đam Rông bọ xít muỗi xuất hiện và gây hại tại xã Phi Liêng và Đạ K’Nàng trong đó: 339,5 ha nhiễm trung bình và 40,2 ha nhiễm nặng. Tỷ lệ hại trung bình 15,1%, cục bộ có cây bị hại 62,5% đọt non. Bọ xít muỗi chỉ gây hại mạnh trên cà phê Arabica chủ yếu ở thời kỳ kinh doanh (5 tuổi), những vườn cà phê trồng trong bóng rợp, dưới tán cây rừng hoặc gần rừng.
2. Biện pháp phòng trừ tạm thời
Để hạn chế bọ xít muỗi gây hại trên cà phê, cần thực hiện một số nội dung sau:
- Trồng cây với mật độ vừa phải, không trồng quá dày.
- Thường xuyên tiến hành tỉa cành, tạo tán, loại bỏ cành tăm, cành vô hiệu để cây thông thoáng, tạo môi trường bất lợi cho bọ xít muỗi.
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trong vườn cà phê, phát quang bụi rậm quanh vườn nhằm hạn chế nơi cư trú của bọ xít muỗi.
- Hiện nay trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam chưa có thuốc đăng ký để phòng trừ bọ xít muỗi trên cà phê. Vì vậy có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc sau (phun xịt vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát) để phòng trừ:
Abamectin (Javitin 36EC, Acimetin 5EC); Oxymatrine (Vimatrine 0.6 SL); Azadirachtin (Vineem 1500EC); Emamectin benzoate (Map Winner 5WG; Mikmire 2.0EC); Thiamethoxam (Actara 25WG); Citrus oil (MAP Green 3SL, 6SL, 10SL);
- Vườn cà phê bị hại cần bổ sung phân bón để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây phục hồi.
3. Kế hoạch thời gian tới
Trung tâm nông nghiệp tiếp tục theo dõi diễn biến bọ xít muỗi, hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trừ, kết hợp Chi cục BVTV Lâm Đồng thực hiện khảo nghiệm một số loại thuốc BVTV phòng trừ bọ xít muỗi hại cà phê.
Bọ xít muỗi gây hại trên đọt non cà phê chè
Vườn cà phê gần rừng bị hại nhiều hơn
Trưởng thành bọ xít muỗi
Nguyễn Thị Tuyết
Các tin khác
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora và bọ xít muỗi hại ca cao - 03/09/2014
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại chính trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/08/2013
- Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh - 10/10/2012
- Bẫy đèn trưởng thành sùng trắng tại Đạ Huoai - 23/05/2014
- Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ - 11/09/2014
- Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông - 31/03/2015
- Tình hình sâu đục quả mít tại Đam Rông và biện pháp phòng trừ - 27/05/2013
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013