Thống kê truy cập

4534766
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
484
2358
29725
4534766

Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ

Bệnh nấm hồng thường gây hại trên cây cà phê, cao su và nhiều loại cây khác như xoài, sầu riêng, mãng cầu, nhãn, cam, quýt, chanh, bưởi.

Lâm Đồng hiện có 151.565 ha cà phê chủ yếu đang trong thời kỳ kinh doanh. Thời tiết khí hậu hiện đang vào mùa mưa, rất thuận lợi cho bệnh nấm hồng phát triển và gây hại gây khó khăn cho việc phòng trừ. Bệnh hại nặng làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây dẫn đến giảm năng suất, chất lượng cà phê nếu không có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Để tăng cường quản lý đối tượng dịch hại này và bảo vệ sản xuất cà phê Chi cục BVTV Lâm Đồng giới thiệu đặc điểm và biện pháp phòng trừ bệnh nấm hồng như sau:

Triệu chứng

Bệnh phát sinh ở trên chùm quả, trên cành, gần nơi phân cành. Đầu tiên trên vết bệnh  có sợi nấm hình mạng nhện màu trắng hồng sau đó chuyển dần sang màu hồng tạo ra vết bệnh màu phớt hồng, lúc đầu nhẵn sau dầy lên và màu hồng càng rõ, trên mặt có lớp bột màu hồng nhạt mịn, đó là các bào tử của nấm.

- Vết bệnh phát triển chạy dài dọc theo cành và dần dần bọc hết chu vi cành, làm lá bị vàng, quả bị rụng non và cành chết khô.

Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh

- Bệnh do nấm Corticium salmonicolor gây nên.

- Bệnh phát triển trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, đặc biệt trong mùa mưa. Bệnh lây lan bằng bào tử theo gió, mưa hoặc côn trùng.

- Vườn cà phê trồng dày, rậm rạp, ẩm ướt, thoát nước kém thường bị hại nặng.

- Nấm bệnh ăn sâu và phá hủy lớp vỏ làm chết vỏ cây, làm cho nước và dinh dưỡng không vận chuyển được lên phía trên để nuôi cành. Bệnh nặng làm toàn bộ lá phía trên chỗ cành bị bệnh úa vàng và rụng, trái bị rụng non, cuối cùng cành sẽ bị chết khô.

Biện pháp phòng trừ

- Bón phân đầy đủ, cân đối  

- Trồng cây với mật độ vừa phải, không trồng quá dày

- Cắt tỉa cành, tạo tán hợp lý làm cho vườn cà phê được thông thoáng.

- Cắt bỏ cành bị bệnh nặng, thu gom tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh lây lan.

-  Biện pháp hóa học: khi vườn cây bị bệnh, cần sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng. Phun thuốc 2 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 7 ngày, phun kỹ trên các đoạn cành bị bệnh. Một số loại thuốc có thể sử dụng để phòng trừ bệnh nấm hồng hại cà phê:

+ Validamycin  (Vivadamy  5SL,Validacin 3SL;);

Copper Hydroxide (Champion 77WP);

Carbendazim (Arin 25SC);

+ Hexaconazole  (Anvil 5SC, Saizole 5SC);

+ Trichoderma viride (Biobus 1.00 WP).

                                                                                                                              Trần Thị Cúc

Các tin khác