Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su huyện Đạ Huoai.
- Được viết: 16-05-2014 09:53
Hàng năm, bệnh phấn trắng thường xuất hiện và gây hại mạnh trong thời điểm cây cao su ra lá non (từ tháng 1 đến tháng 3). Năm 2012, bệnh phấn trắng (Oidium heveae)đã gây hại trên 100% vườn trồng cây cao su, huyện Đạ Huoai đã tổ chức chống dịch bệnh phấn trắng trên diện tích 494,39ha, tỷ lệ hại từ 30 – 53 %.
Năm 2014, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện và Chi cục BVTV Lâm Đồng, từ ngày 20/02-30/3/2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai đã hướng dẫn các xã, thị trấn trong huyện tổ chức vận động nông dân phòng trừ bệnh hại lá cao subằng các biện pháp tổng hợp bao gồm vệ sinh vườn, tiêu hủy mầm bệnh; bón phân cân đối hợp lý, phun phòng bệnh khi cây mới ra lá non.
Vệ sinh vườn, tiêu hủy mầm bệnh Phun thuốc BVTV phòng bệnh
Kết quả có 21,17% diện tích cao su được vệ sinh vườn (158,44 ha/ 748,55ha); 53,15% diện tích được phun thuốc phòng bệnh (398 ha), trong đó có 49,11% diện tích được xử lý thuốc phòng 1 lần (195,39ha); 28% diện tích được xử lý thuốc phòng 2 lần (111,36ha) và 23% diện tích được xử lý thuốc phòng 3 lần (91,13ha). Các loại thuốc sử dụng bao gồm: Anvil 5SC, Shut 677WP, Camilo 150SC, Amistar top 325SC.
Hiện nay, cây cao su đã chuyển sang giai đoạn lá bánh tẻ, những vườn cao su có chủ động xử lý thuốc theo quy trình hướng dẫn hầu hết tán lá xanh tốt và khỏe, không nhiễm bệnh phấn trắng, bệnh Corynespora, bệnh héo đen đầu lá… Đối với những vườn phun chậm (phun không đúng thời điểm khuyến cáo) thì đợt lá đầu tiên nhiễm bệnh phấn trắng rất nặng, chỉ giữ được các đợt lá tiếp theo. Đối với những vườn không xử lý thuốc, bệnh phấn trắng nhiễm nặng (100% cây và 100% lá trên cây bị nhiễm phấn trắng) tập trung nhiều nhất vườn cao su của bà con đồng bào dân tộc tại thôn 3, 4 xã Đoàn Kết.
Chủ động phòng trừ bệnh phấn trắng cây sinh trưởng phát triển tốt.
Nguyễn Khoa Thảo
Các tin khác
- Tình hình câu cấu hại cây cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 04/07/2013
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Bệnh đốm héo rau xà lách scarole tại Đà Lạt - 15/05/2017
- Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông - 31/03/2015
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013
- Công văn số 1602/BVTV-TV ngày 26/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật về việc phòng chống bệnh bạc lá lúa - 26/07/2013
- Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) gây hại cà phê chè tại thành phố Đà Lạt - 01/06/2015
- Hiện tượng héo vàng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt - 26/04/2017
- Tình hình gây hại của bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng tại Đà Lạt - 03/03/2016
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Một số giống, tiềm năng và dịch hại trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/10/2014
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015
- Ốc bươu vàng hại lúa vụ Hè - Thu 2013 và Biện pháp phòng trừ - 08/05/2013
- Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ - 19/06/2014