Một số dịch hại mới trên cây cà chua tại Lâm Đồng
- Được viết: 28-06-2013 16:22
Ngày 25 tháng 6 năm 2013, lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng kiểm tra dịch hại trên cây cà chua Đơn Dương và Đức Trọng. Kết quả như sau:
Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật kiểm tra sâu bệnh hại cà chua
Trên cây cà chua, ngoài các dịch hại thông thường như như bọ phấn (Bemisia tabaci), dòi đục lá (Liriomyza huidobrensis, Ophiomyia phaseoli), bọ cưa (Nesidiocoris tenuis), bệnh mốc sương (Phytophthora infestans), đốm lá vi khuẩn (Xanthomonas campestris).
Hiện nay, qua kiểm tra thực tế đồng ruộng của Chi cục BVTV còn có sự xuất hiện ruồi vàng (Bactrocera sp.) đục quả cà chua và 02 loại bệnh hại mới gây hại là đốm dầu (Pseudomonas syringae) và nứt quả cà chua (Alternaria solani); có những vườn bị ruồi đục quả, bệnh đốm dầu và bệnh nứt quả cà chua gây hại từ 15 – 20%, làm giảm năng suất thu hoạch, gây trở ngại cho nông dân trong quá trình sản xuất. Đặc điểm, triệu chứng gây hại của dịch hại mới trên cà chua như sau:
Ruồi vàng Bactrocera sp. đục quả cà chua
Đặc điểm gây hại của ruồi vàng: Trứng được đẻ ở lớp thịt quả, khi nở ra dòi tấn công ngay bên trong quả cà chua. Trưởng thành đẻ trứng tạo thành các vết quầng vòng tròn, thâm nhẹ trên quả về sau có màu sậm tối. Khi bị hại nặng làm quả thối nhũn và rụng.
Bệnh nứt quả hại cà chua do nấm Alternaria solani
Triệu chứng bệnh nứt quả cà chua: Bệnh gây hại ăn khuyết phần da quả, lõm xuống dưới thịt quả giống như vết khứa của móng tay để lại. Tại các vết khứa này, vết bệnh ban đầu có màu xám, sau đó chuyển sang màu nâu xám.
Nguyên nhân: Chủ yếudo nấmAlternaria solani gây ra; trong điều kiện cà chua thừa nước thì bệnh hại này càng dễ phát sinh, phát triển và gây hại nặng.
Bệnh đốm dầu hại quả cà chua do vi khuẩn Pseudomonas syringae
Triệu chứng của bệnh đốm dầu: Vệt bệnh đầu tiên là những đốm nhỏ gần như giọt dầu trên quả, sau đó vết bệnh lớn dần lên tạo thành những vệt sần sùi màu nâu đen, không có hiện tượng nứt quả.
Nguyên nhân:Chủyếu dovi khuẩn Pseudomonas syringae gây hại.
Trong thực tế sản xuất, để phòng trừ bệnh đốm dầu, bệnh nứt quả hại cà chua; nông dân đã sử dụng một số loại thuốc BVTV như Melody Duo 66.75WP, Cuzate M-8 72WP, Nativo 750WG; phòng trừ ruồi vàng bằng các loại thuốc trừ sâu có độc tính cao như Hopsan 75EC, … nhưng hiệu quả vẫn chưa cao.
Đây là các loại sâu, bệnh hại mới; đa số nông dân chỉ áp dụng biện pháp hóa học để phòng trừ, chưa áp dụng đồng bộ các biện pháp phòng trừ tổng hợp. Do đó, ruồi vàng đục quả, bệnh đốm dầu và bệnh nứt quả cà chua vẫn còn tiếp tục lây lan, gây hại tại các vườn bị nhiễm.
2. Giải pháp quản lý sâu bệnh hại cà chua
Để quản lý tốt dịch hại mới trên cây cà chua cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, như sau:
- Biện pháp canh tác:
- Sử dụng giống sạch sâu, bệnh;
- Trồng cây với mật độ vừa phải.
- Làm đất sạch sẽ trước khi trồng cây, vệ sinh vườn hạn chế nơi trú ngụ của sâu, bệnh hại. Thường xuyên thu gom, tiêu hủy các lá già, lá bị bệnh, quả bị sâu bệnh, quả thối, quả rụng; rắc vôi bột để diệt trứng, dòi và nhộng tránh lây lan trên vườn cà chua, cho các lứa, vụ sau.
- Phân bón: Bón phân theo quy trình sản xuất cà chua an toàn; bón phân cân đối, mùa mưa hạn chế bón nhiều đạm.
- Quây lưới chắn côn trùng: Lưới chắn cao 1,8 - 2,5 m, được bao xung quanh vườn để hạn chế ruồi vàng đục quả.
- Biện pháp vật lý:
- Dùng bẫy dính màu vàng (kích thước bẫy 20cmx30cm, đặt bẫy so le 3m/cái khi cắm choái) để thu hút ruồi vàng trưởng thành đục quả cà chua.
- Có thể dùng chất dẫn dụ: Methyl eugenol 85% + Natural gum 10% + Synthetic adhesive 5% (Jianet,…) để dẫn dụ ruồi vàng, tiêu diệt. Phun đều chất dẫn dụ lên bề mặt chai nhựa trắng hoặc chai nhựa trong suốt, treo bẫy cao hơn cây khoảng 5 - 10 cm, đặt 22 bẫy/ha hoặc dùng Protein thuỷ phân (Ento-Pro 150SL) phun thuốc để phòng trừ ruồi vàng.
- Biện pháp hoá học:
- Bệnh đốm dầu: Sử dụng các loại thuốc: Copper Hydroxide(Champion 57.6DP; DuPontTM KocideÒ 46.1 WG), Copper Oxychloride 16% + Kasugamycin 0.6% (New Kasuran 16.6WP); Kasugamycin (Kasumin 2 SL); Streptomyces lydicus (Actinovate 1 SP) … để hạn chế bệnh phát triển.
- Bệnh nứt quả hại cà chua: Sử dụng các loại thuốc: Copper Oxychloride (PN – Coppercide 50WP); Chlorothalonil (Daconil 500SC); Difenoconazole (Score 250EC); Propineb (Antracol 70 WP) …..
Khi sử dụng cần tuân theo nguyên tắc 4 đúng: Đúng thuốc; đúng liều lượng, nông độ; đúng lúc và đúng cách. Chú ý: Không sử dụng thuốc BVTV có độ độc nhóm I, II để phòng trừ sâu bệnh hại trên cây cà chua.
Phòng kỹ thuật
Các tin khác
- Ốc bươu vàng hại lúa vụ Hè - Thu 2013 và Biện pháp phòng trừ - 08/05/2013
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Bệnh héo xanh hại cây họ cà - 27/10/2013
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Tình hình gây hại của bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng tại Đà Lạt - 03/03/2016
- Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê - 28/06/2013
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora và bọ xít muỗi hại ca cao - 03/09/2014
- Công tác điều tra DTDB sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2012 - 27/06/2012
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại Lâm Đồng - 04/07/2014
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ - 11/09/2014
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Rừng trồng keo lai tại Đạ Tẻh bị bệnh nấm hồng gây hại - 10/03/2014
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014