Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng
- Được viết: 27-05-2013 16:28
Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2012, ruồi vàng đã xuất hiện và gây hại trên 500 ha trồng mít của huyện Đạ Huoai với tỷ lệ trái bị hại 60–70 %, tỷ lệ cây bị hại 100 % trên các giống mít tố nữ, tố tây, mít nghệ, mít Mã Lai được trồng tại địa phương. Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng đã kiểm tra tình hình thực tế và lấy mẫu gửi đi phân tích, giám định tại Viện BVTV. Kết quả xác định có 02 loài gây hại là Bactrocera dorsalis và Bactrocera umbrosa thuộc họ Tephritidae bộ Diptera.
Đầu năm 2013, Chi cục BVTV Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Đạ Huoai thực hiện Dự án xây dựng mô hình PTTH ruồi vàng hại cây ăn quả từ nguồn kinh phí của huyện. Trong 180 ha thực hiện mô hình đặt 2.400 bẫy (1.200 bẫy dùng thuốc Vizubon D và 1.200 bẫy dùng thuốc Flykil 95EC). Sau 10 ngày đặt bẫy, thu được trung bình 223 con/bẫy. Trong đó, thuốc Flykil 95EC thu được trung bình 239 con/bẫy, thuốc Vizubon D thu được trung bình 207 con/bẫy. Tỷ lệ quả bị hại ở các vườn mô hình giảm từ 15 – 20% so với vườn nông dân không đặt bẫy phòng trừ.
Ngoài ra, Chi cục BVTV tổ chức 12 lớp tập huấn hướng dẫn phòng trừ ruồi vàng đục quả gây hại cây mít cho 495 nông dân; Ngoài biện pháp canh tác, vật lý, còn hướng dẫn nông dân kết hợp biện pháp hóa học như dùng bẫy (bằng thuốc BVTV) dẫn dụ ruồi đến để tiêu diệt.
Hiện nay, ruồi vàng hại mít vẫn còn gây hại và có xu hướng lây lan tại các vườn chưa áp dụng các biện pháp phòng trừ nhưthu gom, xử lý định kỳ quả thối, rụng và đặt bẫy dẫn dụ. Vì vậy để phòng trừ tốt đối tượng này, Chi cục BVTV Lâm Đồng khuyến cáo bà con nông dân nên áp dụng tổng hợp các biện pháp như sau:
- Biện pháp canh tác:
+ Thu hoạch quả chín sớm hơn bình thường, không nên để quả chín lâu trên cây hấp dẫn ruồi đến tìm quả đẻ trứng (do mùi thơm của quả).
+ Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa cho cây thông thoáng hạn chế nơi trú ngụ của ruồi. Thường xuyên thu gom, đào hố xử lý các quả thối, rụng cùng vôi bột để diệt hết trứng, dòi và nhộng tránh lây lan cho các lứa, vụ sau.
- Biện pháp vật lý: Bao quả bằng túi (lưu ý: không bao quả bằng các loại túi không thoát được hơi nước, tránh đọng nước gây thối quả).
- Biện pháp hoá học: Hiện nay, trong danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam chưa có loại thuốc nào đăng ký phòng trừ ruồi vàng hại trên cây mít. Tuy nhiên, để kịp thời hạn chế và phòng trừ ruồi phát tán gây hại mạnh trên diện rộng, cùng với các biện pháp nêu trên bà con nông dân có thể dùng bẫy ruồi đến để tiêu diệt bằng một trong các loại thuốc như: Methyl eugenol 75 %+Dibrom 25 % (Ruvacon 90L, Vizubon D); Methyl Eugenol 60% + Propoxur 10% (Vizubon – P); Methyl Eugenol 90%+Naled 5% (Flykil 95EC); Protein thuỷ phân (Ento-Pro 150DD), đặt 25 – 30 bẫy/ha.
Chú ý: Có thể mua dụng cụ bẫy bán sẵn trên thị trường hoặc tự chế bằng cách dùng chai nhựa sẫm màu (tốt nhất là chai nhựa có màu vàng) khoét 2 lỗ nhỏ đối diện đầu chai và đáy chai khoảng 2 x 2,5 cm. Dùng dây thép cột bông gòn đã tẩm thuốc BVTV đưa vào đáy chai, đầu kia của dây thép đâm thủng đáy chai cột vào thân cây (treo ngược chai để tránh nước mưa làm trôi thuốc) sau đó đóng nắp chai lại để theo dõi được mật số ruồi trưởng thành vào bẫy. Bẫy được treo trên cây, nơi đầu gió và râm mát (không treo bẫy ngoài nắng vì thuốc sẽ giảm hiệu lực nhanh), cách mặt đất khoảng 1,5 - 2 mét để dẫn dụ ruồi bay vào. Mỗi bẫy đặt cách nhau khoảng 50 m và mỗi góc vườn nên có 01 bẫy, thay bông mới sau 15 ngày hoặc khi thấy ruồi không vào bẫy.
Nguyễn Văn Danh
Các tin khác
- Tình hình gây hại của bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng tại Đà Lạt - 03/03/2016
- Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa - 01/08/2014
- Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông - 27/10/2013
- Sâu đục thân mình trắng gây hại cà phê chè - 14/04/2016
- Bệnh héo xanh hại cây họ cà - 27/10/2013
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora và bọ xít muỗi hại ca cao - 03/09/2014
- Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông - 31/03/2015
- Đặc điểm hình thái sâu đục thân 4 vạch đầu nâu hại mía và biện pháp phòng trừ - 30/09/2014
- Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ - 19/06/2014
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Công tác điều tra DTDB sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2012 - 27/06/2012
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Tình hình sâu đục quả mít tại Đam Rông và biện pháp phòng trừ - 27/05/2013
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015