Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi vườn cà phê vối bị thiệt hại do sương muối tại Lâm Hà
- Được viết: 24-03-2015 09:33
Theo kết quả thống kê ban đầu của Phòng Nông nghiệp & PTNT Lâm Hà, sương muối gây hại trên khoảng 840 ha cà phê. Trong đó, xã Phi Tô 100 ha, xã Nam Hà 60 ha, Gia Lâm 250 ha, Phú Sơn 60 ha, Đông Thanh 300 ha, Mê Linh 10 ha, Đạ Đờn 10 ha và Thị trấn Nam Ban 50 ha.
Để phục hồi vườn cà phê bị thiệt hại do sương muối, Chi cục BVTV tỉnh đề nghị Trung tâm Nông nghiệp hướng dẫn biện pháp kỹ thuật như sau:
+ Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại trên hoa: Tiến hành chăm sóc, bón phân và cắt bỏ các cành mang hoa đã già để tạo cành mang quả cho năm sau.
+ Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nhẹ đến trung bình trên tán: tiến hành cắt tỉa bỏ các bộ phận bị cháy (lá, cành), cắt sâu vào một đoạn 5cm, (không cần xử lý vôi), thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc để hạn chế thoát hơi nước. Tưới nước và bón phân sớm (vào đầu tháng 4/2015) để thúc đẩy ra hoa đợt cuối, bảo đảm dinh dưỡng nuôi trái non.
+ Đối với cây cà phê kinh doanh còn trẻ bị hại từ 1/2 -1/3 thân phía trên, các cành lá đều khô cháy cần tiến hành cắt thân (đến phần cành lá bị khô rụng) để tạo thân, cành mới.
+ Đối với cây cà phê kinh doanh còn trẻ bị hại toàn bộ tán, có khả năng phục hồi cần tiến hành cưa đốn và ghép cải tạo. Phương pháp cưa cách gốc từ 30 - 35 cm theo chiều từ trên xuống, nghiêng 1 góc 25-30o, vết cắt phải phẳng mịn, theo hướng Đông hoặc Đông Bắc. Khi cắt cây xong thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc, che túp. Tưới nước và bón kịp thời, đầy đủ phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ, phân vi sinh để cây ra chồi vượt mới sau đó tiến hành ghép cải tạo. (Theo qui trình tạm thời cưa ghép cải tạo cà phê vối ban hành theo Quyết định 39/QĐ-TT-CCN của Cục Trồng trọt)
+ Đối với cây cà phê kinh doanh đã già cỗi bị hại nặng toàn bộ tán, cưa đốn phục hồi không hiệu quả cần phá bỏ để trồng tái canh (Theo quy trình tái canh cà phê vối trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tại văn bản 2313/SNN-TT do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng ban hành)
- Trồng xen các loại cây họ đậu, bắp để tăng thu nhập trên vườn cưa ghép cải tạo và tái canh và bổ sung các loài cây che bóng như: mắc ca, bơ, muồng...
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng
Các tin khác
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) gây hại cà phê chè tại thành phố Đà Lạt - 01/06/2015
- Công văn số 1602/BVTV-TV ngày 26/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật về việc phòng chống bệnh bạc lá lúa - 26/07/2013
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Bẫy đèn trưởng thành sùng trắng tại Đạ Huoai - 23/05/2014
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017
- Bệnh thối trái cà chua và biện pháp phòng trừ - 15/09/2014
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa - 01/08/2014
- Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum) hại cây cà phê - 13/08/2015
- Bệnh đốm héo rau xà lách scarole tại Đà Lạt - 15/05/2017
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013