Sâu gây u bướu cây sao đen (Cydia sp.) tại Lộc Bắc
- Được viết: 16-05-2017 21:18
Cây sao đen (Hopea odorata) là cây gỗ thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae). Cây gỗ lớn, sinh trưởng nhanh thường được trồng để lấy gỗ, làm cây bóng mát và làm thuốc.
Công ty TNHH MTV LN Lộc Bắc bắt đầu trồng cây sao đen từ năm 1992, đến năm 2002, đơn vị đã trồng 778 ha, cây giống mua ở tỉnh Đồng Nai, mật độ trồng ban đầu 417 cây/ha, mật độ hiện tại khoảng 250-320 cây/ha, chiều cao trung bình: 18-25mét, đường kính trung bình: 20-28cm.
Hiện nay, trên diện tích 55,9 ha rừng trồng cây sao đen tại công ty Lộc Bắc xuất hiện triệu chứng cành cây bị u bướu và chết từ dưới tán lên trên ngọn. Tỷ lệ cây bị hại từ 20- 70%. Cây bị hại nhẹ là những cây bị u bướu <30%, ngọn còn tươi xanh, vào mùa mưa những cành bệnh vẫn có thể nẩy chồi. Cây bị hại nặng là những cây rụng lá, 70% cành bị u bướu, khô ngọn. Ở các vết u bướu, sưng phồng lớn có mọc ra các tua màu nâu. Ở mép và gân lá một số lá bánh tẻ cũng xuất hiện các vết u bướu. Triệu chứng này đã được đơn vị phát hiện từ những năm trước nhưng ở cấp độ nhẹ. Tuy nhiên từ đầu năm 2017 đến nay mức độ bị hại tăng nhanh chóng, một số cây bị chết do khô ngọn. Chặt những phần u bướu phát hiện có ấu trùng sâu non.
Hình ảnh cây sao đen bị u bướu tại công ty Lâm nghiệp Lộc Bắc
Ngày 21 tháng 4 năm 2017, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đã phối hợp với Công ty TNHH MTV LN Lộc Bắc kiểm tra thực tế tình hình sâu bệnh hại cây sao đen. Với các triệu chứng biểu hiện như đã mô tả ở trên, Chi cục xác định nguyên nhân là do sâu Cydia sp. gây hại. Sâu gây u bướu cành cây và là vec tơ vận chuyển nấm làm cây bị khô cành và chết từ dưới tán lên trên ngọn. Ngoài gây hại cây sao đen, sâu còn gây hại trên một số cây trồng khác như cây ăn trái họ mơ, họ táo và cây họ dầu.
Về đặc điểm sinh học của sâu gây u bướu: Trưởng thành dạng bướm, màu xám nhạt. Trên cánh có các sọc vằn màu đồng nhạt. Con trưởng thành thường vũ hóa từ tháng 5 đến tháng 7. Trứng được đẻ trên bề mặt lá, cành cây hoặc dưới vỏ cây. Ấu trùng màu trắng, phần đầu màu vàng hơi đen.
Để khắc phục và hạn chế diện tích sao đen bị gây hại do sâu Cydia sp., thuộc họ Tortricidae (Lepidoptera), Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn một số biện pháp như sau:
- Biện pháp lâm sinh:
+ Cần tiến hành cưa tỉa sớm những cành đã bị sâu gây hại tạo nhiều u bướu, gây cháy khô hoàn toàn thân, lá kéo ra ngoài bìa rừng hoặc những vùng đất trống để đốt. Trong quá trình thực hiện cần tuân thủ những quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
+ Không nên trồng các cây họ Dầu trên diện tích rừng đã xuất hiện triệu chứng u bướu cây sao đen.
- Biện pháp hóa học:
Do phần lớn cây bị hại có chiều cao trung bình 18-25 mét, việc phun thuốc hóa học rất khó khăn vì vậy nên cân nhắc việc phun thuốc trừ sâu gây u bướu. Chỉ thực hiện đối với cây nhiễm nhẹ và có chiệu cao < 5 m. Có thể sử dụng các loại thuốc hoạt chất Spinosad, Carbaryl hoặc Bt (Bacillus thuringiensis) phun khi phát hiện sâu non xuất hiện.
Phạm Thị Hòa
Các tin khác
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Một số dịch hại mới trên cây cà chua tại Lâm Đồng - 28/06/2013
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại chính trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/08/2013
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê - 28/06/2013
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora và bọ xít muỗi hại ca cao - 03/09/2014
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Tình hình câu cấu hại cây cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 04/07/2013
- Rừng trồng keo lai tại Đạ Tẻh bị bệnh nấm hồng gây hại - 10/03/2014
- Tình hình gây hại và một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút trên cây hoa cúc - 29/02/2016
- Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa - 01/08/2014
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ - 19/06/2014
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi vườn cà phê vối bị thiệt hại do sương muối tại Lâm Hà - 24/03/2015
- Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) gây hại cà phê chè tại thành phố Đà Lạt - 01/06/2015
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015