Thống kê truy cập

4477230
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
4180
4180
114863
4477230
Phòng chống dịch hại

Bệnh do virus gây hại cây chanh dây và biện pháp phòng trừ

Chanh dây (Passiflora edulis) là loại cây ăn quả nhiệt đới, thân leo, thuộc chi Passiflora, họ Passifloraceae, quả được dùng để ăn tươi hoặc chế biến nước ép. Hiện nay, chanh dây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới như Châu Phi, Châu Mỹ, Australia, New Zealand và Châu Á trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, chanh dây được trồng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên, tuy nhiên diện tích chanh dây phát triển chưa tập trung, biến động hàng năm do phụ thuộc chủ yếu vào giá cả và thị trường tiêu thụ. Năm 2020, diện tích canh tác chanh dây trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng khoảng 1.275 ha, năng suất trung bình 399 tạ/ha và sản lượng ước đạt 48.726 tấn; được trồng chủ yếu tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm và Đam Rông. Giống chanh dây trồng phổ biến là giống Đài Nông 1 được nhập khẩu từ Đài Loan.

Thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ cây mai dương

Cây mai dương (Mimosa pigra L) là loài sinh vật ngoại lai sinh sản, phát tán mạnh bằng hạt, nảy chồi tái sinh nhanh sau khi chặt đốn gốc, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau đặc biệt những vùng đất ẩm thấp. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cây mai dương phát triển ở nhiều nơi đặc biệt là các khu vực đất trống, trên các lòng sông, suối, ao hồ và cả đất đang trồng trọt. Cây mai dương sinh sản nhanh làm cản trở dòng chảy gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Một số nguyên nhân, biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt

Măng cụt là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được trồng tập trung tại các huyện phía Nam Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Bảo Lộc, Bảo Lâm. Toàn tỉnh hiện có 617ha măng cụt, sản lượng 1.023,4 tấn trong đó Đạ Huoai có diện tích lớn nhất khoảng 460ha. Mặc dù có sản lượng cao nhưng trái măng cụt chủ yếu tiêu thụ nội địa do cung không đủ cầu, tỷ lệ trái bị sượng, xì mủ chiếm tỷ lệ cao. Theo khảo sát của Chi cục Trồng trọt & BVTV trong những năm gần đây hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt chiếm khoảng 40% và có xu hướng gia tăng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng măng cụt thu hoạch.

Tình hình bọ xít muỗi hại cà phê chè tại Lâm Đồng niên vụ 2020

Tỉnh Lâm Đồng hiện có 13.685ha cà phê chè trồng tập trung tại thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương và các vùng phụ cận. Trong những năm gần đây, bọ xít muỗi gây hại cà phê chè có chiều hướng gia tăng làm ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng phát triển cũng như năng suất cà phê chè và gây khó khăn cho việc phòng trừ của nông dân.

Phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê trong vườn ươm

Triệu chứng đầu tiên là cây chậm phát triển, lá vàng dần sau đó bị rụng, thời gian diễn biến bệnh tùy thuộc vào mật độ của quần thể tuyến trùng gây hại, đỉnh sinh trưởng của cây chậm tăng trưởng, cây thấp lùn còi cọc, bón phân cây không có biểu hiện ăn phân. Bộ rễ tơ gần mặt đất phát triển mạnh, ở đầu rễ tơ bị u sưng hoặc thối từng đoạn. Trường hợp bị nặng thì rễ cọc và rễ ngang bị thể u sưng với kích thước lớn hoặc bị thối đen. Việc chẩn đoán bệnh khó khăn vì có thể lầm với các bệnh thối rễ hay chăm sóc kém hoặc thiếu dinh dưỡng.

Tình hình gây hại của bệnh virus khảm lá sắn tại huyện Đạ Tẻh

Hiện nay bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện và gây hại phổ biến tại nhiều tỉnh như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắk Lắk, Bình Phước. Bệnh gây hại trên hầu hết các giống sắn nhưng hại nặng trên giống sắn HL-S11.

Công tác phòng trừ tuyến trùng hại thông 3 lá tại công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương được UBND tỉnh Lâm Đồng giao quản lý, sử dụng và phát triển 21.647,07ha rừng chủ yếu phân bố trên địa bàn các xã Lạc Xuân, Ka Đô,  Pró, Tu Tra, Ka Đơn và thị trấn Dran. Hàng năm công ty đều tiến hành trồng mới thông 3 lá bằng các nguồn vốn ngân sách tỉnh bố trí cho chương trình trồng rừng thay thế và trồng rừng sau khai thác trắng.

Quản lý bệnh héo rũ thông do tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.) gây hại tại Lâm Đồng

Thông 3 lá (Pinus keysia) là cây lâm nghiệp chủ lực tại Lâm Đồng. Hiện nay diện tích rừng trồng thông 3 lá có 40.314,53ha (chiếm tỷ lệ 51,7%) diện tích đất rừng trồng của tỉnh.

Kết quả công tác dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại 3 huyện phía Nam

Thống kê của 3 huyện phía Nam (đến 20/03/2017) có 29.245,4ha điều nhiễm bọ xít muỗi (18.120,4 ha nhiễm nặng; 9.243ha nhiễm trung bình; 1.882ha nhiễm nhẹ). Thiệt hại nặng nhất là huyện Đạ Huoai và Đạ Tẻh với 100% diện tích nhiễm từ trung bình đến nặng, huyện Cát Tiên có 77,7% nhiễm từ trung bình đến nặng.

Tổ chức ra quân dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại huyện Đạ Huoai

Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết các tháng đầu năm có mưa trái mùa đúng vào thời điểm cây điều ra chồi, lá non, ra hoa đậu trái đã tạo điều kiện cho bọ xít muỗi bùng phát và gây hại trên diện rộng. Ngoài gây hại cây điều, do hết nguồn thức ăn, bọ xít muỗi đã lan tràn sang các cây trồng khác như sầu riêng, măng cụt, chè chích hút các chồi, lá non, chùm hoa, quả gây hiện tượng rụng hoa, rụng trái và cháy đen các chồi, lá non. Theo kết quả kiểm tra của Chi cục Trồng trọt & BVTV, TTNN huyện Đạ Huoai đến nay toàn huyện có 11.824ha điều (9.011ha trồng trên đất nông nghiệp và 2.813ha trồng trên đất lâm nghiệp) nhiễm bọ xít muỗi  trong đó nhiễm nặng 7.682ha; trên cây sầu riêng có 2.339ha nhiễm bọ xít muỗi (nhiễm nặng 328,4ha), TLH 35,9 -75%.