Một số nguyên nhân, biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt
- Được viết: 25-11-2020 13:47
Măng cụt là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao được trồng tập trung tại các huyện phía Nam Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Bảo Lộc, Bảo Lâm. Toàn tỉnh hiện có 617ha măng cụt, sản lượng 1.023,4 tấn trong đó Đạ Huoai có diện tích lớn nhất khoảng 460ha. Mặc dù có sản lượng cao nhưng trái măng cụt chủ yếu tiêu thụ nội địa do cung không đủ cầu, tỷ lệ trái bị sượng, xì mủ chiếm tỷ lệ cao. Theo khảo sát của Chi cục Trồng trọt & BVTV trong những năm gần đây hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt chiếm khoảng 40% và có xu hướng gia tăng ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng măng cụt thu hoạch.
Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đều xác định có một số nguyên nhân gây hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt như sự dư thừa nước hoặc mưa nhiều trước khi thu hoạch gây hiện tượng múi trong và xì mủ. Ngoài ra sự mất cân bằng dinh dưỡng đặc biệt sự thiếu hụt Ca2+ (một trong những nguyên tố tham gia vào quá trình chuyển hóa vách tế bào cũng gây rối loạn sinh lý trái dẫn đến hiện tượng xì mủ và múi trong). Bên cạnh đó một số nghiên cứu khẳng định hiện tượng xì mủ có thể do côn trùng chích hút, sâu gặm trái hoặc do nấm bệnh Phytophthora sp. tấn công gây hại trái gây nứt trái, xì mủ.
Hình ảnh: Măng cụt bị xì mủ, sượng trái
Để hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt, theo các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước cần thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật sau:
- Giữ ẩm độ đất ổn định dưới 50% trong giai đoạn trái măng cụt 01 tháng trước thu hoạch đến khi thu hoạch bằng cách phủ bạt lên liếp.
- Bón phân đầy đủ, cân đối, tăng cường phân hữu cơ làm giảm tỷ lệ trái bị xì mủ do cải thiện độ xốp và khả năng giữ nước của đất, tăng hàm lượng N và P hữu dụng, K và Canxi trao đổi trong đất đặc biệt làm giảm sự biến động ẩm độ đất trước khi thu hoạch.
- Phun CaCl2 nồng độ 2%, liều lượng 6 lít/cây (măng cụt từ 18 – 20 năm tuổi), phun 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày bắt đầu từ tháng thứ 3 sau khi đậu trái. Hàng năm bón vôi cho cây với liều lượng khoảng 50kg/1000m2.
- Phòng ngừa kịp thời các loại bệnh gây hại đặc biệt bệnh xì mủ bằng các hoạt chất Fosetyl-aluminium, Mancozeb + Metalaxyl, Phosphorous acid…, ngoài ra tránh làm trái bị va chạm mạnh khi thu hoạch, vận chuyển. Phòng trừ sâu gặm trái, côn trùng chích hút bằng các hoạt chất Emamectin benzoate, Alpha cypermethrin.
Phạm Thị Hòa
Các tin khác
- Tình hình bọ xít muỗi hại cà phê chè tại Lâm Đồng niên vụ 2020 - 27/04/2020
- Bệnh do virus gây hại cây chanh dây và biện pháp phòng trừ - 18/12/2020
- Ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư và năng suất điều niên vụ 2016 – 2017 tại 3 huyện phía Nam - 17/02/2017
- Quản lý bệnh héo rũ thông do tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.) gây hại tại Lâm Đồng - 03/09/2019
- Phòng trừ bệnh sưng rễ hại cây rau họ thập tự - 13/05/2016
- Tổ chức ra quân dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại huyện Đạ Huoai - 19/03/2017
- Công tác chống dịch rầy nâu, bệnh VL – LXL vụ hè Thu – Mùa năm 2014 - 17/10/2014
- Thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ cây mai dương - 25/11/2020
- Phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê trong vườn ươm - 16/04/2020
- Công tác phòng trừ tuyến trùng hại thông 3 lá tại công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương - 03/03/2020
- Kết quả công tác dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại 3 huyện phía Nam - 07/04/2017
- Tình hình gây hại của bệnh virus khảm lá sắn tại huyện Đạ Tẻh - 09/04/2020