Công tác chống dịch rầy nâu, bệnh VL – LXL vụ hè Thu – Mùa năm 2014
- Được viết: 17-10-2014 16:38
Tổng diện tích gieo sạ vụ Hè Thu – Mùa năm 2014 trên toàn tỉnh đạt 19.127 ha. Năm 2014 thời tiết diễn biến theo chiều hướng tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên thời tiết từ tháng 7 đến tháng 9 duy trì nhiệt độ tương đối cao, kết hợp mưa kéo dài, ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho rầy nâu và bệnh đạo ôn hại lúa xuất hiện và gây hại.
Cơ cấu giống lúa gieo trồng trong tỉnh chủ yếu là các giống OM 4900, OMCS2009, OM 5636, OM 56279, IR 64B, OM 6162, OM 5451, VND 95-20, Xuyên hương, Jasmine, Khang dân, Nhị ưu 838…Trong đó có nhiều giống lúa nhiễm rầy nâu như Jasmine, Khang dân, Xuyên Hương 178, nếp…
Vụ Hè Thu – Mùa tổng diện tích nhiễm rầy 3.178,5 ha, trong đó nhiễm trung bình 667,2 ha, nhiễm nặng 143,4 ha (tại Đạ Tẻh và Di Linh). Nhìn chung vụ Hè Thu – Mùa năm 2014 rầy nâu xuất hiện rải rác với mật độ tương đối thấp tại giai đoạn mạ, đẻ nhánh, đứng cái với mật độ trung bình 193,2 con/m2. Sang thời kỳ làm đòng – trỗ, mật độ rầy nâu có xu hướng gia tăng, cục bộ có nơi đạt trên 3.000 - 7.000 con/m2. Vụ Hè Thu – Mùa không phát hiện lúa nhiễm VL – LXL.
Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp các huyện thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình phát sinh và gây hại của rầy nâu để có biện pháp chỉ đạo kịp thời. Khi phát hiện rầy nâu gây hại mật độ cao đã đồng ý các địa phương sử dụng thuốc chống dịch 3.684,09 lít Azora 350EC trừ rầy nâu trên diện tích 2.129,2 ha lúa (tại Di Linh, Đức Trọng). Hiệu quả phòng trừ đạt 70 – 90% và không để rầy nâu, bệnh VL – LXL lây lan ra diện rộng.
Một số địa phương như Lâm Hà, Đơn Dương, Cát Tiên, Đạ Tẻh đã hướng dẫn nông dân chủ động áp dụng tốt các biện pháp quản lý rầy nâu do đó đã hạn chế sự phát sinh và gây hại của rầy nâu, bệnh VL – LXL, vì vậy không phải tổ chức chống dịch trên diện rộng.
Trần Thị Cúc
Các tin khác
- Một số nguyên nhân, biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt - 25/11/2020
- Ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư và năng suất điều niên vụ 2016 – 2017 tại 3 huyện phía Nam - 17/02/2017
- Tình hình gây hại của bệnh virus khảm lá sắn tại huyện Đạ Tẻh - 09/04/2020
- Phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê trong vườn ươm - 16/04/2020
- Tình hình bọ xít muỗi hại cà phê chè tại Lâm Đồng niên vụ 2020 - 27/04/2020
- Kết quả công tác dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại 3 huyện phía Nam - 07/04/2017
- Phòng trừ bệnh sưng rễ hại cây rau họ thập tự - 13/05/2016
- Thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ cây mai dương - 25/11/2020
- Quản lý bệnh héo rũ thông do tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.) gây hại tại Lâm Đồng - 03/09/2019
- Bệnh do virus gây hại cây chanh dây và biện pháp phòng trừ - 18/12/2020
- Công tác phòng trừ tuyến trùng hại thông 3 lá tại công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương - 03/03/2020
- Tổ chức ra quân dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại huyện Đạ Huoai - 19/03/2017