Thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ cây mai dương
- Được viết: 25-11-2020 13:57
Cây mai dương (Mimosa pigra L) là loài sinh vật ngoại lai sinh sản, phát tán mạnh bằng hạt, nảy chồi tái sinh nhanh sau khi chặt đốn gốc, có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau đặc biệt những vùng đất ẩm thấp. Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cây mai dương phát triển ở nhiều nơi đặc biệt là các khu vực đất trống, trên các lòng sông, suối, ao hồ và cả đất đang trồng trọt. Cây mai dương sinh sản nhanh làm cản trở dòng chảy gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Từ năm 2015 đến nay nông dân thường sử dụng thuốc trừ cỏ hoạt chất Glyphosate phun ở giai đoạn cây cao từ 3 -3,5m để diệt trừ cây mai dương. Tuy nhiên do Glyphosate là loại thuốc BVTV có độ độc cao vì vậy Bộ Nông nghiệp & PTNT đã ban hành Quyết định số 1186/QĐ-BNN-BVTV ngày 10/4/2019 loại bỏ thuốc BVTV chứa hoạt chất Glyphosate ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và đến ngày 24/4/2020, ban hành Thông tư 06/2020/TT-BNNPTNT sửa đổi bổ sung điều 2, Thông tư số 10/2019/TTBNNPTNT về việc ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam, hoạt chất Glyphosate được phép gia hạn buôn bán, sử dụng đến ngày 30/6/2021.
Hình ảnh: Cây Mai dương trước xử lý thuốc và sau phun Tiguan 150SL 30 ngày
Để kịp thời hướng dẫn nông dân một số loại thuốc BVTV thay thế hoạt chất Glyphosate diệt trừ cây mai dương, từ tháng 2 – tháng 3/2020 Chi cục Trồng trọt & BVTV phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện Đơn Dương thực hiện 01 khảo nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ cỏ phòng trừ cây mai dương tại Cầu ông Thiều – thị trấn Thạnh Mỹ - Đơn Dương. Kết quả khảo nghiệm đã xác định được thuốc Tiguan 150SL (hoạt chất Glufosinate ammonium), liều lượng sử dụng 4,5 lít/ha có hiệu lực khá tốt diệt trừ cây mai dương đang phát triển mạnh ở độ cao 1,5 – 2,5m, đường kính thân cây từ 2 – 3cm, tỷ lệ cây chết khô đạt 85%.
Hoạt chất Glufosinate ammonium là thuốc trừ cỏ hóa học có tính tiếp xúc, không chọn lọc (khác với hoạt chất Glyphosate tác động lưu dẫn), thuốc Tiguan 150SL chỉ có hiệu quả diệt trừ cây mai dương khi thuốc tiếp xúc trực tiếp với thân, lá cây do đó yêu cầu kỹ thuật phun phải đảm bảo đúng nồng độ, liều lượng khuyến cáo và phun ướt đều toàn bộ thân lá ở giai đoạn cây mai dương đang phát triển mạnh.
Lê Công Hoan
Các tin khác
- Ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư và năng suất điều niên vụ 2016 – 2017 tại 3 huyện phía Nam - 17/02/2017
- Phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê trong vườn ươm - 16/04/2020
- Tình hình gây hại của bệnh virus khảm lá sắn tại huyện Đạ Tẻh - 09/04/2020
- Một số nguyên nhân, biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt - 25/11/2020
- Công tác phòng trừ tuyến trùng hại thông 3 lá tại công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương - 03/03/2020
- Quản lý bệnh héo rũ thông do tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.) gây hại tại Lâm Đồng - 03/09/2019
- Bệnh do virus gây hại cây chanh dây và biện pháp phòng trừ - 18/12/2020
- Kết quả công tác dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại 3 huyện phía Nam - 07/04/2017
- Công tác chống dịch rầy nâu, bệnh VL – LXL vụ hè Thu – Mùa năm 2014 - 17/10/2014
- Tổ chức ra quân dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại huyện Đạ Huoai - 19/03/2017
- Phòng trừ bệnh sưng rễ hại cây rau họ thập tự - 13/05/2016
- Tình hình bọ xít muỗi hại cà phê chè tại Lâm Đồng niên vụ 2020 - 27/04/2020