Công tác phòng trừ tuyến trùng hại thông 3 lá tại công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Đơn Dương
- Được viết: 03-03-2020 10:16
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương được UBND tỉnh Lâm Đồng giao quản lý, sử dụng và phát triển 21.647,07ha rừng chủ yếu phân bố trên địa bàn các xã Lạc Xuân, Ka Đô, Pró, Tu Tra, Ka Đơn và thị trấn Dran. Hàng năm công ty đều tiến hành trồng mới thông 3 lá bằng các nguồn vốn ngân sách tỉnh bố trí cho chương trình trồng rừng thay thế và trồng rừng sau khai thác trắng.
Tháng 9/2019 đơn vị kiểm tra phát hiện có 117,6ha thông 3 lá trồng từ 2012 -2017 nhiễm sâu bệnh với các triệu chứng cây héo vàng từ gốc đến ngọn sau đó chết dần, thân cây xì mủ, có nhiều vết đục của xén tóc. Đơn vị đã kịp thời báo cáo và phối hợp với Chi cục Trồng trọt & BVTV kiểm tra xác định tác nhân gây bệnh do tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.), môi giới truyền bệnh là xén tóc (Monochamus sp.). Đây là đối tượng sâu bệnh khó diệt trừ và có khả năng lây lan nhanh gây chết khô hàng loạt rừng trồng thông 3 lá trên địa bàn trong những năm vừa qua.
Để hạn chế tuyến trùng lây lan sang các diện tích rừng trồng lân cận, trên cơ sở hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt & BVTV, công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương đã khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp xử lý sâu bệnh hại rừng trồng thông ba lá ngay trong tháng 01/2020 với các biện pháp cụ thể:
- Xử lý thực bì phát dọn toàn bộ cỏ, cây bụi và cây thân gỗ tái sinh xung quanh gốc cây bị sâu bệnh. Đối với các lô rừng trồng bị nhiễm sâu bệnh từ 20% trở lên tiến hành xử lý thực bì toàn diện trên toàn lô. Hạn chế làm cây bị tổn thương cơ giới trong quá trình phát dọn thực bị tạo điều kiện cho xén tóc gây hại lan truyền bệnh héo rũ do tuyến trùng.
- Chặt tỉa toàn bộ cây thông 3 lá nhiễm sâu bệnh trên hiện trường sau đó thu gom cùng với thực bì đã phát dọn gom thành đống nhỏ đưa ra chỗ trống, ranh cản lửa hoặc bìa rừng ngoài lô, chọn thời điểm thích hợp để đốt dọn tiêu hủy nhằm hạn chế lây lan bệnh.
Quá trình đốt dọn tàn dư cây trồng và thực bì thực hiện tuân thủ theo quy định về phòng chống cháy rừng. Vật liệu cháy được gom thành nhiều đống nhỏ vừa héo thì tiến hành đốt ngay, vật liệu cháy có khả năng bắt lửa đến đâu thì đốt đến đó, không đợi khô hoàn toàn mới đốt, chia làm nhiều lần đốt, đốt từ đỉnh đồi xuống và đốt ngược chiều gió, không để cháy lan ra khu vực trồng rừng lân cận. Quá trình đốt bố trí đầy đủ nhân lực và phương tiện để đảm bảo an toàn phòng chống lửa cháy lân lan.
Qua kiểm tra công tác xử lý sâu bệnh hại rừng trồng tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đơn Dương, Chi cục Trồng trọt & BVTV đánh giá cao tính chủ động của đơn vị trong xây dựng và triển khai kế hoạch đã kịp thời ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh góp phần phát triển ổn định diện tích rừng thông 3 lá của đơn vị.
Vũ Thị Thúy
Các tin khác
- Tình hình gây hại của bệnh virus khảm lá sắn tại huyện Đạ Tẻh - 09/04/2020
- Kết quả công tác dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại 3 huyện phía Nam - 07/04/2017
- Công tác chống dịch rầy nâu, bệnh VL – LXL vụ hè Thu – Mùa năm 2014 - 17/10/2014
- Phòng trừ bệnh sưng rễ hại cây rau họ thập tự - 13/05/2016
- Quản lý bệnh héo rũ thông do tuyến trùng (Bursaphelenchus sp.) gây hại tại Lâm Đồng - 03/09/2019
- Bệnh do virus gây hại cây chanh dây và biện pháp phòng trừ - 18/12/2020
- Phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê trong vườn ươm - 16/04/2020
- Ảnh hưởng của thời tiết đến tình hình gây hại của bọ xít muỗi, bệnh thán thư và năng suất điều niên vụ 2016 – 2017 tại 3 huyện phía Nam - 17/02/2017
- Tổ chức ra quân dập dịch bọ xít muỗi hại điều tại huyện Đạ Huoai - 19/03/2017
- Tình hình bọ xít muỗi hại cà phê chè tại Lâm Đồng niên vụ 2020 - 27/04/2020
- Một số nguyên nhân, biện pháp hạn chế hiện tượng xì mủ, sượng trái măng cụt - 25/11/2020
- Thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ cây mai dương - 25/11/2020