Thống kê truy cập

3425757
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1186
3914
77256
3425757
Nông nghiệp ứng dụng công nghệ tại Lâm Đồng

Công ty TNHH Dalat Hasfarm là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Ngày 15/9/2022, Công ty TNHH Dalat Hasfarm được UBND tỉnh Lâm Đồng chứng nhận lại Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 1640/QĐ - UBND.

Tình hình sản xuất kinh doanh cây giống nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là một địa phương đi đầu trong việc ứng dụng Công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ nuôi cấy mô (invitro) trong sản xuất giống cây trồng phục vụ sản xuất. Nhận định đây là một trong các hướng đi mới tạo ra giá trị gia tăng lớn cho ngành trong thời gian tới.

Công ty TNHH Hoa Mặt Trời là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

 Ngày 30/12/2021, Công ty TNHH Hoa Mặt Trời được UBND tỉnh Lâm Đồng chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 3075/QĐ - UBND.

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÙNG CHÈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO XÃ LỘC TÂN – HUYỆN BẢO LÂM

Bảo Lâm là huyện có diện tích sản xuất chè lớn nhất tỉnh với 7.155 ha (chiếm 63,4% diện tích chè toàn tỉnh) và có 1.550 ha chè được ứng dụng công nghệ cao. Xã Lộc Tân là một vùng sản xuất chè điển hình của huyện, có tổng diện tích tự nhiên 4.200 ha; 953 hộ, 3.749 nhân khẩu. Kế hoạch hình thành vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao xã Lộc Tân đã được UBND huyện Bảo Lâm ban hành tại Quyết định số 2332/QĐ-UBND ngày 03/9/2019; trong đó Vùng sản xuất chè tại thôn 3, 4, 5, 7 - xã Lộc Tân được quy hoạch với diện tích 376 ha.

Đến nay, Vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao thôn 3, 4, 5, 7 - xã Lộc Tân đã đạt các tiêu chí của Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; bao gồm:

TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN THEO DÕI TIỂU KHÍ HẬU TẠI VÙNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CÔNG NGHỆ CAO TẠI DI LINH

Hệ thống cảm biến theo dõi tiểu khí hậu (Giải pháp IoT quan trắc và cảnh báo sớm thời tiết và giám sát độ ẩm đất cho vùng sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả công nghệ cao) tại vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao là chương trình thuộc Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh năm 2020 theo Quyết định số 854/QĐ-UBND ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng là tỉnh đi đầu trong cả nước về phát triển Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đến hết năm 2020 đạt 60.288 ha, chiếm 20,1% diện tích canh tác; giá trị ước đạt trên 40% giá trị sản xuất ngành trồng trọt; giá trị sản xuất bình quân đơn vị diện tích canh tác CNC đạt 400 triệu đồng/ha (giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích canh tác chung toàn tỉnh đạt 180 triệu đồng/ha/năm), nhiều mô hình áp dụng đồng bộ các giải pháp công nghệ IoT đạt hiệu quả cao với doanh thu đạt trên 03 tỷ đồng/ha/năm. Để đạt được những thành công như trên, ngoài vai trò lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành thì các Doanh nghiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của Nông nghiệp ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp được chứng nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó:

Thực trạng vùng sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ cao xã Hà Lâm - huyện Đạ Huoai

Đạ Huoai là huyện có diện tích sản xuất sầu riêng lớn nhất tỉnh với 2.781 ha. Trong đó, xã Hà Lâm là một vùng sản xuất sầu riêng tập trung, ứng dụng công nghệ cao và triển khai thực hiện tại thôn 1, thôn 2 và thôn 4, xã Hà Lâm, huyện Đạ Huoai. Vùng sản xuất sầu riêng có tổng diện tích sản xuất tự nhiên là 1.403ha; 686 hộ, 2.375 nhân khẩu. Trong đó, sản xuất sầu riêng ứng dụng CNC với diện tích trên 300 ha/156 hộ.

Thực trạng vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Xuân huyện Đơn Dương

Đơn Dương là huyện có diện tích sản xuất rau lớn nhất tỉnh với hơn 11.600 ha. Trong đó, xã Lạc Xuân là một vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao được triển khai thực hiện tại thôn Lạc Viên A và Lạc Viên B, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương. Vùng sản xuất rau có tổng diện tích tự nhiên là 189,36ha; 568 hộ, 2.351 nhân khẩu. Trong đó, sản xuất rau ứng dụng CNC với diện tích trên 167 ha/137 hộ.

Thực trạng Vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương

Vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Lâm được triển khai thực hiện tại thôn Lạc Thạnh, Quỳnh Châu Đông, Hải Hưng; xã Lạc Lâm; huyện Đơn Dương. Vùng sản xuất rau có tổng diện tích tự nhiên là 136,87 ha; 578 hộ, 2.813 nhân khẩu. Trong đó, sản xuất rau ứng dụng CNC với diện tích trên 117,87 ha/180 hộ.