THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÙNG CHÈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO XÃ LỘC TÂN – HUYỆN BẢO LÂM
- Được viết: 13-12-2021 17:16
Bảo Lâm là huyện có diện tích sản xuất chè lớn nhất tỉnh với 7.155 ha (chiếm 63,4% diện tích chè toàn tỉnh) và có 1.550 ha chè được ứng dụng công nghệ cao. Xã Lộc Tân là một vùng sản xuất chè điển hình của huyện, có tổng diện tích tự nhiên 4.200 ha; 953 hộ, 3.749 nhân khẩu. Kế hoạch hình thành vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao xã Lộc Tân đã được UBND huyện Bảo Lâm ban hành tại Quyết định số 2332/QĐ-UBND ngày 03/9/2019; trong đó Vùng sản xuất chè tại thôn 3, 4, 5, 7 - xã Lộc Tân được quy hoạch với diện tích 376 ha.
Đến nay, Vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao thôn 3, 4, 5, 7 - xã Lộc Tân đã đạt các tiêu chí của Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; bao gồm:
1. Về phương thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Trong vùng có 04 doanh nghiệp sản xuất, thu mua chè búp tươi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Cty TNHH Hằng Sơn Điền, Phước Lạc, Tâm Châu, Trà Sung Viên) với diện tích 193,2 ha được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, sản phẩm an toàn và 33 hộ tham gia với 115,8 ha, các hộ dân được tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm sản xuất; sản lượng chè chất lượng cao của nông dân sản xuất trong vùng được các công ty thu mua 100% thông qua hợp đồng.
2. Về sản phẩm sản xuất trong vùng
- Kết quả đánh giá của địa phương, sản xuất chè phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng trong vùng. Có khoảng 90% diện tích sử dụng giống chè chất lượng cao (Kim tuyên, Ngọc thúy, Tứ quý, Oolong); khoảng 10% sử dụng giống chè cành cao sản (TB14)
- Trong vùng có 155 ha được cấp giấy chứng nhận VietGAP; 100% nông hộ (33 hộ) có cam kết sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè an toàn.
- Về năng suất cây trồng công nghệ cao: Năng suất trong vùng sản xuất chè công nghệ cao đạt 170 tạ/ha, cao hơn 43,5% so với bình quân của tỉnh (118,5 tạ/ha).
3. Công nghệ ứng dụng trong vùng
Các doanh nghiệp và nông hộ sản xuất trong vùng đã áp dụng 100% cơ giới hóa trong khâu làm đất; ứng dụng hệ thống tưới phun mưa; sử dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch hại tự động, bán tự động; 04 doanh nghiệp trong vùng áp dụng các công nghệ trong khâu thu hoạch, phân loại sản phẩm, bảo quản, chế biến chè.
Ngoài ra trong vùng đã có 01 hệ thống IoT theo dõi tiểu khí hậu tại vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Lộc Tân được đầu tư năm 2020.
4. Bảo vệ môi trường trong canh tác nông nghiệp
100% chất thải nông nghiệp được thu gom, xử lý theo đúng quy định về bảo vệ môi trường. Trong khu vực sản xuất, dọc đường giao thông nội đồng trong vùng sản xuất của 04 thôn được bố trí 10 điểm thu gom và trên 20 bể chứa bao, vỏ chai thuốc BVTV và 100% hộ nông dân thực hiện thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định.
Trong khu vực 100% các doanh nghiệp, nông hộ tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón từ xác bã động vật chưa qua xử lý, thực hiện tốt việc vệ sinh vùng sản xuất trước khi sản xuất vụ tiếp theo; những cành, nhánh, phế phẩm còn sót lại sau thu hoạch được thu gom ra bờ thửa, góc vườn xử lý phân hủy và tái sử dụng.
Việc trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường, giải phân cách để tạo cảnh quan đẹp, góp phần cải thiện môi trường luôn được thực hiện đồng bộ với hệ thống giao thông. Hiện nay, các tuyến đường, cơ sở hạ tầng trong vùng cơ bản được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Địa phương tiếp tục xây dựng và có phương án trồng cây có tán rộng dọc theo các tuyến đường chính và tuyến đường nội đồng.
5. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Đường chính nối liền giữa xã Đam Bri đi qua 4 xã Lộc Tân, Cát Tiên, Đạ Tẻh và liên kết các thôn 3, 4, 5, 7 xã Lộc Tân dài 25,5 km là đường nhựa; 17,5 km là đường bê tông xi măng hóa.
Trong vùng có khoảng 52 ao, hồ thủy lợi nhỏ của các doanh nghiệp, hộ dân tự làm cung cấp đủ nguồn nước tưới quanh năm, ngoài ra còn có các sông suối nhỏ đáp ứng đủ lượng nước tưới cho cây chè vào mùa khô.
Các doanh nghiệp sản xuất chè và người dân đã chủ động thiết kế hệ thống tưới cho cây chè nhằm chủ động tưới theo phương pháp tự động, bán tự động (100% diện tích tưới phun mưa).
6. Diện tích: Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại thôn 3, 4, 5 và 7 - xã Lộc Tân là 376 ha.
Trên cơ sở đề xuất công nhận Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của UBND xã Lộc Tân. Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Tổ thẩm định kiểm tra hồ sơ; khảo sát thực tế tại Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm. Tổ thẩm định đã đánh giá Vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao tại thôn 3, 4, 5, 7- xã Lộc Tân cơ bản đạt các tiêu chí theo Hướng dẫn số 1206/HD-SNN ngày 01/7/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng và nội dung điều chỉnh một số tiêu chí vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại văn bản số 62/SNN-TTBVTV ngày 15/01/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng. Sở Nông nghiệp và PTNT đã có văn bản số 297/TTr-SNN trình UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm.
Trần Điệp
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẾ TẠI VÙNG SẢN XUẤT CHÈ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO
Vùng chè công nghệ cao xã Lộc Tân Đoàn kiểm tra, đánh giá vùng sản xuất chè
với cây xanh cảnh quan, hồ tưới tiêu ứng dụng công nghệ cao tại xã Lộc Tân
Doanh nghiệp sản xuất chè CNC tại thôn 4 Nhà máy chế biến chè chất lượng cao trong
- xã Lộc Tân vùng chè xã Lộc Tân
Tự động hóa trong khâu tưới nước tại Giao thông nội đồng tại vùng chè ứng
vùng chè ứng dụng sản xuất công nghệ cao dụng công nghệ cao
Các tin khác
- Hội thảo giới thiệu các tiến bộ ứng dụng trong Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng - 03/12/2016
- Công ty TNHH Dalat Hasfarm là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - 19/09/2022
- Một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao tham gia Phiên chợ Rau Hoa Đà Lạt & Triển lãm nông nghiệp CNC thuộc Festival hoa Đà Lạt năm 2017 - 23/02/2018
- Công nghệ cao tham gia triễn lãm trong Phiên chợ rau, hoa - Festival Hoa Đà Lạt 2017 - 28/12/2017
- Thực trạng vùng sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ cao xã Hà Lâm - huyện Đạ Huoai - 06/07/2020
- Công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa Vạn Thành - 15/01/2019
- Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 07/12/2020
- Thông tin các Doanh nghiệp được UBND tỉnh Lâm Đồng chứng nhận Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2020 - 19/03/2020
- Mời tham gia phiên chợ rau - hoa Đà Lạt và Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao thuộc Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII - Năm 2017 - 10/10/2017
- Mô hình sản xuất cây giống họ cà sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn cơ sở xuất vườn tại vườn ươm Thiên Sinh huyện Đơn Dương - 01/11/2019
- Tình hình sản xuất kinh doanh cây giống nuôi cấy mô trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 05/08/2022
- Thông tin các Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 23/06/2017
- TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CẢM BIẾN THEO DÕI TIỂU KHÍ HẬU TẠI VÙNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ CÔNG NGHỆ CAO TẠI DI LINH - 09/12/2021
- Thực trạng Vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương - 01/07/2020
- Thực trạng vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Xuân huyện Đơn Dương - 01/07/2020
- HỘI NGHỊ Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Lâm Đồng, kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao toàn quốc - 17/08/2017
- Công ty TNHH Hoa Mặt Trời là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - 28/03/2022