Thống kê truy cập

3515491
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
718
19084
55136
3515491

Thực trạng vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Xuân huyện Đơn Dương

Đơn Dương là huyện có diện tích sản xuất rau lớn nhất tỉnh với hơn 11.600 ha. Trong đó, xã Lạc Xuân là một vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao được triển khai thực hiện tại thôn Lạc Viên A và Lạc Viên B, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương. Vùng sản xuất rau có tổng diện tích tự nhiên là 189,36ha; 568 hộ, 2.351 nhân khẩu. Trong đó, sản xuất rau ứng dụng CNC với diện tích trên 167 ha/137 hộ.

Kế hoạch hình thành các vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao thôn Lạc Viên A, thôn Lạc Viên B; xã Lạc Xuân đã được UBND huyện Đơn Dương ban hành tại Quyết định số 1017/QĐ-UBND ngày 13/7/2017 phê duyệt Kế hoạch hình thành 02 vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Đơn Dương; trong đó Vùng sản xuất rau tại thôn Lạc Viên A, Lạc Viên B; xã Lạc Xuân được quy hoạch với diện tích 167 ha.

Đến nay, Vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao thôn Lạc Viên A, Lạc Viên B - xã Lạc Xuân đã đạt các tiêu chí của Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; bao gồm:

1. Về phương thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Trong vùng có 01 doanh nghiệp, 01 Hợp tác xã, 02 THT liên kết sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm rau (Công ty Sao Cao Nguyên, HTX Như Ý, 02 THT là Xuân Viên và Mầm Xanh) với 7,8 ha được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và trên 64 hộ tham gia, tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất; sản lượng rau nông dân sản xuất trong vùng được tiêu thụ thông qua hợp đạt trên 60%; chủ yếu là các loại rau cà chua, cải bắp, ớt ngọt, xà lách, hành tây, khoai tây, ớt cay, cải cúc, dưa chuột.

2. Về sản phẩm sản xuất trong vùng

- Qua kết quả khảo sát, sản xuất rau phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng trong vùng, đồng thời đem lại giá trị kinh tế cao so với một số nhóm cây trồng khác trên địa bàn huyện. Giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao và khả năng chống chịu vượt trội do trong vùng có khoảng 90% diện tích sử dụng giống nhập nội.

- Trong vùng có 7,8 ha được cấp giấy chứng nhận VietGAP; 100% nông hộ (137 hộ) có cam kết sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn.

- Về năng suất cây trồng công nghệ cao: Năng suất trong vùng sản xuất rau công nghệ cao đạt 458,33 tạ/ha/năm, cao hơn 35,2% so với bình quân chung toàn tỉnh.

3. Công nghệ ứng dụng trong vùng

- Áp dụng cơ giới hoá trong khâu làm đất, lên luống: 100% với quy mô, diện tích khoảng 167 ha.

- Sử dụng các hệ thống tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới nước kết hợp châm phân tự động: 100% với quy mô, diện tích khoảng 167 ha.

- Sử dụng hệ thống phun thuốc phòng trừ dịch hại bằng hệ thống tự động hoặc bán tự động: 100 % với quy mô, diện tích khoảng 167 ha.

- Cung cấp chất dinh dưỡng qua hệ thống tự động hoặc bán tự động: 80% với quy mô, diện tích khoảng 133,6 ha.

4. Bảo vệ môi trường trong canh tác nông nghiệp

- 100% chất thải nông nghiệp được thu gom, xử lý đảm bảo môi trường; 100% hộ nông dân thực hiện thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định với 38 thùng chứa đặt dọc đường giao thông nội đồng trong vùng sản xuất của thôn Lạc Viên A, B; đảm bảo chứa đủ lượng bao, vỏ chai thuốc BVTV cho 167 ha. Ngoài ra, địa phương hàng năm phối hợp với Trung tâm khai thác công trình công cộng của huyện triển khai thu gom rác thải sinh hoạt và vỏ bao bì thuốc BVTV đã hạn chế ảnh hưởng môi trường trong vùng.

- Trong vùng 100% nông hộ không sử dụng các loại phân bón từ xác bã động thực vật chưa qua xử lý, thực hiện tốt việc vệ sinh đồng ruộng trước khi gieo trồng.

- Việc trồng cây xanh dọc theo các tuyến đường, giải phân cách để tạo cảnh quan đẹp, góp phần cải thiện môi trường luôn được thực hiện đồng bộ với hệ thống giao thông. Năm 2019, trồng cây xanh với số lượng khoảng 970 cây xanh dọc các tuyến đường.

5. Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

Đường trục lộ chính QL 27 dài 2,9 km trong vùng sản xuất được nhựa hóa 100%; 6,6/8,1 km đường giao thông nội đồng được bê tông hóa (81,5%) đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa.

Có 100% diện tích được cơ giới hoá trong khâu nước tưới và 100% diện tích (167 ha) sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm (nhỏ giọt, tưới phun). 100% nông hộ sử dụng điện trong sản xuất và đảm bảo nhu cầu sử dụng.

6. Diện tích: Vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại thôn Lạc Viên A, Lạc Viên B là 167 ha.

Trên cơ sở đề xuất công nhận Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của UBND xã Lạc Xuân. Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập Tổ thẩm định kiểm tra hồ sơ; khảo sát thực tế tại Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương. Tổ thẩm định đã đánh giá Vùng sản xuất rau thôn Lạc Viên A, Lạc Viên B; xã Lạc Xuân cơ bản đạt các tiêu chí theo Hướng dẫn số 1206/HD-SNN ngày 01/7/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng và nội dung điều chỉnh một số tiêu chí vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại văn bản số 62/SNN-TTBVTV ngày 15/01/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng. Hiện nay, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đang phối hợp với UBND xã Lạc Xuân hoàn thiện hồ sơ trình Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét, đề xuất UBND tỉnh công nhận Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho địa phương.

Trần Điệp

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT VÀ KIỂM TRA THỰC TẾ

VÙNG NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO

     

      Giao thông nội đồng có trồng cây xanh                        Nhà kính sản xuất rau công nghệ cao đảm bảo

                                                                                                         khuôn viên có cây xanh ở bờ thửa

      

   Ứng dụng sản xuất công nghệ cao trong vùng               Doanh nghiệp sản xuất rau CNC trong vùng

                          

       Đoàn kiểm tra tại doanh nghiệp sản xuất                        Khảo sát giao thông nội đồng của vùng

      và tiêu thụ sản phẩm rau CNC trong vùng

Các tin khác