Thống kê truy cập

3425355
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
784
3512
76854
3425355
Nghiên cứu ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, IPM

Kết quả khảo nghiệm phòng trừ dịch hại chưa có thuốc Bảo vệ thực vật đăng ký trong danh mục năm 2019

Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng, lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng với  hơn 20 chủng loại rau, hoa, 15 chủng loại cây công nghiệp, cây ăn trái; 4 chủng loại cây lương thực lúa, ngô, khoai tây và nhiều loài cây dược liệu, cây đặc sản cũng được phát triển mạnh tại địa phương như artiso, dâu tây, đương quy…Ngành trồng trọt chiếm 83% trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, đóng góp 45% GDP của địa phương.

Bọ trĩ gây hại cây điều và biện pháp phòng trừ

Tính đến giữa tháng 01/2018, tại 3 huyện phía Nam, khoảng 80% diện tích điều đã nở hoa, thời tiết hiện nay ít mưa, có sương mù nhẹ khá thuận lợi cho cây điều nở hoa đậu quả. Qua kiểm tra tại 3 huyện phía Nam, trên vườn điều bọ xít muỗi, bệnh thán thư gây hại ở mức nhẹ - trunh bình.

Kết quả nghiên cứu bước đầu về các giải pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối rễ, vàng lá cà phê ở Lâm Đồng năm 2014

Ngày 27/5/2014, Sở Khoa học & Công nghệ Lâm Đồng và Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã ký kết hợp đồng số 26/HĐ-SKHCN về thực hiện đề tài Khoa học “Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối rễ, vàng lá cà phê ở Lâm Đồng”.

Kết quả mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh loét sọc mặt cạo hại cao su

Cây cao su (Hevea brasilliensis Muell.) là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần khai thác trên 20 năm đã và đang được phát triển rộng rãi ở Lâm Đồng. Tính đến năm 2012, diện tích trồng cao su trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 7.343 ha (đại điền: 4.935 ha; tiểu điền: 2.408 ha), tập trung tại huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương với các giống chủ yếu: RRIV 4, PB 260, PB 235, VM 515. Trong đó diện tích cao su giai đoạn kinh doanh 798,9 ha chủ yếu là giống RRIV 4, PB 260 (huyện Đạ Huoai: 695ha; Đạ Tẻh: 78,9ha; Cát Tiên: 25 ha).

Kết quả thực hiện một số mô hình phòng trừ tổng hợp sùng trắng hại cây trồng tại Đạ Hoai

Sùng trắng là ấu trùng của bọ hung, có 3 loại gây hại chủ yếu là bọ hung đen (Allissonotum impressicolle), bọ hung nâu (Holotrichia sinensis) và bọ hung xanh (Anomata sp).

Trong những năm gần đây sùng trắng xuất hiện và gây hại trên nhiều loại cây trồng tại Đạ Hoai và có chiều hướng gia tăng về mật số và gây hại mạnh.

Kết quả mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh héo đen đầu lá hại cao su

Cây cao su (Hevea brasilliensis Muell.) là loại cây công nghiệp dài ngày đang được phát triển rộng rãi ở Lâm Đồng. Diện tích cao su hiện nay là 4.145ha (đại điền: 2.95ha; tiểu điền: 1.194 ha). Cũng như nhiều loài cây trồng khác, cây cao su cũng bị nhiều loại dịch hại tấn công gây hại. Trong đó bệnh héo đen đều lá do nấm Colletotrichum gloeosporioides là một trong những loại bệnh gây hại nghiêm trọng. Trong những năm qua bệnh đã phát triển và gây hại nặng hầu hết trên diện tích trồng cao su ở huyện Đạ Huoai.

Kết quả mô hình xử lý ra hoa, đậu quả trên cây điều tại Lâm Đồng năm 2013

Tại Lâm Đồng diện tích trồng điều năm 2010 toàn tỉnh có 15.782,5 ha, đến năm 2011 diện tích trồng điều giảm xuống còn 15.678,7 ha với sản lượng còn thấp 7.400 – 7.930 tấn/năm. Có nhiều nguyên nhân làm giảm diện tích trồng điều, trong đó việc ra hoa, đậu quả thấp đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng điều. Do đó một số hộ nông dân đã chuyển đổi sang cây trồng khác thay thế cây điều.

Kết quả mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh phấn trắng hại cao su

Cây cao su (Hevea brasilliensis Muell.) là loại cây công nghiệp dài ngày đã và đang được phát triển ở Lâm Đồng. Diện tích cao su hiện nay xấp xỉ 4.150 ha. Trong năm 2011 và đầu năm 2012, bệnh phấn trắng (Oidium heveae Muell) đã phát triển và gây hại nặng ở diện tích gần 1.000 ha, tỷ lệ hại phổ biến từ 20 – 70% tại xã Đoàn Kết -  huyện Đạ Huoai.