Thống kê truy cập

4344503
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1839
15763
52096
4344503

Kết quả mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh loét sọc mặt cạo hại cao su

Cây cao su (Hevea brasilliensis Muell.) là loại cây công nghiệp dài ngày, trồng một lần khai thác trên 20 năm đã và đang được phát triển rộng rãi ở Lâm Đồng. Tính đến năm 2012, diện tích trồng cao su trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 7.343 ha (đại điền: 4.935 ha; tiểu điền: 2.408 ha), tập trung tại huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương với các giống chủ yếu: RRIV 4, PB 260, PB 235, VM 515. Trong đó diện tích cao su giai đoạn kinh doanh 798,9 ha chủ yếu là giống RRIV 4, PB 260 (huyện Đạ Huoai: 695ha; Đạ Tẻh: 78,9ha; Cát Tiên: 25 ha).

Do đây là cây trồng mới, nông dân còn ít kinh nghiệm về trồng, chăm sóc, đặc biệt là kỹ thuật khai thác mủ cây cao su nên cây thường bị các loại bệnh gây hại vào vết cạo làm giảm năng suất như bệnh loét mặt cạo (Phytophthora palmivora); bệnh thối mốc mặt cạo (Ceratocystis fimbriata); bệnh khô miệng cạo,... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Vì vậy từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2013, Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng đã tiến hành triển khai mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh loét sọc mặt cạo cao su tại thôn 3 - xã Đoàn Kết – huyện Đạ Huoai.

Mô hình thực hiện trên vườn cao su giống RRIV 4, thời kỳ kinh doanh (9 năm tuổi), diện tích 2 ha, mật độ trồng 512 cây/ha.


Vườn mô hình

 

Triệu chứng bệnh loét sọc mặt cạo

Các biện pháp được áp dụng bao gồm: sử dụng thuốc BVTV trên 3 lô với 3 loại thuốc khác nhau (thuốc Phytocide 50WP nồng độ 1%, Vimonyl 72WP nồng độ 3%, Ridomil Gold Ò68 WP nồng độ 0,3%) và có kết hợp thêm chất bám dính nồng 0,5%, các loại thuốc được xử lý 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày và trên các lô tiến hành vệ sinh vườn (dọn sạch các tàn dư cành lá bị bệnh, cỏ dại cách gốc mỗi bên 1,5 m đem tiêu hủy).

Xử lý các loại thuốc BVTV

 

Điều tra theo dõi mô hình

Kết quả áp dụng các biện pháp phòng trừ sau 10 ngày xử lý thuốc BVTV lần 3 cho thấy, tỷ lệ cây nhiễm bệnh trên các lô xử lý thuốc đều giảm: Trong đó, thuốc Vimonyl 72WP và Ridomil Gold 68WP giảm 13,33%, thuốc Phytocide 50WP giảm 6,66%,  riêng đối chứng không xử lý thuốc tỷ lệ nhiễm bệnh tăng 6,67%.

Nguyễn Khoa Thảo