Thống kê truy cập

4473323
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
273
273
110956
4473323

Kết quả khảo nghiệm phòng trừ dịch hại chưa có thuốc Bảo vệ thực vật đăng ký trong danh mục năm 2019

Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng, lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng với  hơn 20 chủng loại rau, hoa, 15 chủng loại cây công nghiệp, cây ăn trái; 4 chủng loại cây lương thực lúa, ngô, khoai tây và nhiều loài cây dược liệu, cây đặc sản cũng được phát triển mạnh tại địa phương như artiso, dâu tây, đương quy…Ngành trồng trọt chiếm 83% trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, đóng góp 45% GDP của địa phương.

Bên cạnh những thuận lợi sản xuất và cung cấp được nhiều loại nông sản đặc thù cho thị trường, địa phương cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong việc phát triển và mở rộng diện tích các loại cây trồng đặc sản như nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, đặc biệt là việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản.

Hiện nay để quản lý dịch hại trên các loại cây trồng biện pháp sử dụng thuốc BVTV vẫn được nông dân chú trọng. Tuy nhiên trong những năm gần đây để hạn chế ảnh hưởng của thuốc BVTV đến người sử dụng, môi trường, sức khỏe người tiêu dùng, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã loại bỏ ra khỏi danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam nhiều hoạt chất có độ độc cao nhóm I, II như Fipronil, Chlorpyrifos Methyl,….dẫn đến nhiều đối tượng dịch hại hiện nay có rất ít thuốc đăng ký phòng trừ. Bên cạnh đó một số cây trồng đặc biệt rau, hoa, cây đặc sản có diện tích canh tác ít, tập trung tại một số địa phương có điều kiện khí hậu phù hợp như Đà Lạt và các vùng phụ cận hầu như không có doanh nghiệp khảo nghiệm và đăng ký vào danh mục các loại thuốc phòng trừ dịch hại. Vì vậy nông dân phải tham khảo sử dụng thuốc từ các cây trồng khác dẫn đến nhiều trường hợp cây trồng bị ngộ độc gây thiệt hại kinh tế dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện ngày càng nhiều.

        

                           Hình ảnh: Khảo nghiệm thuốc BVTV phòng trừ bệnh đốm lá vi khuẩn

                                                              hại cà chua và bọ trĩ hại hoa cúc

Để có cơ sở khuyến cáo nông dân chọn lựa và sử dụng các loại thuốc BVTV phòng trừ hiệu quả dịch hại và an toàn với cây trồng ưu tiên các cây trồng có lợi thế phát triển ở địa phương; năm 2019, Chi cục Trồng trọt & BVTV đã chọn lựa khảo nghiệm và đánh giá hiệu quả của 19 loại thuốc phòng trừ các dịch hại chưa có thuốc hoặc có ít thuốc đăng ký trong danh mục như bọ trĩ, bọ phấn, tuyến trùng, bệnh đốm lá vi khuẩn hại cà chua; bọ trĩ, bọ phấn, nhện đỏ hại hoa cúc. Kết quả khảo nghiệm đã xác định được các loại thuốc có hiệu lực tốt gồm Vithoxam 350SC phòng trừ bọ trĩ hại hoa cúc; Oshin 20WP; Director 70EC phòng trừ bọ phấn hại hoa cúc. Nhóm thuốc có hiệu lực khá gồm Radiant 60SC phòng trừ bọ trĩ hoa cúc; Nissorun 5EC; Ortus 5EC, Atamite 73EC phòng trừ nhện đỏ hoa cúc; Benevia® 100OD, Dantotsu 16SG, Actara 25WG phòng trừ bọ trĩ, bọ phấn cà chua; Kasuran 47WP; Starner 20WP phòng trừ bệnh đốm lá vi khuẩn cà chua; thuốc Tiêu tuyến trùng 18EC; Tervigo 0.36EC phòng trừ tuyến trùng hại cà chua. 

Phan Thị Nhung