Kết quả mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh héo đen đầu lá hại cao su
- Được viết: 22-05-2013 10:42
Năm 2012 Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã tiến hành triển khai mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh héo đen đầu lá cao su do nấm Colletotrichum gloeosporioides tại thôn 3 - xã Đoàn Kết - huyện Đạ Huoai. Trên vườn cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản 4 năm tuổi, diện tích 2 ha, giống RRIV 4, mật độ trồng 512 cây/ha.
Mô hình đã áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như: vệ sinh vườn, dọn sạch các tàn dư cành lá bị bệnh, cỏ dại cách gốc mỗi bên 1,5 mét đem tiêu hủy. Sử dụng phân bón với 174kg urê – 450kg lân super– 133kg KCl/ha và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật như Carbenzim 500FL, liều lượng 3,0 lít, Anvil 5SC liều lượng 3,75 lít/ha, Carban 50 SC liều lượng 3,0 lít/ha và chất bám dính Tobon – ST liều lượng 6,0 lít/ha.
Các loại thuốc BVTV được xử lý 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 ngày, phun ướt đều toàn bộ tán lá, chồi non và phun phủ ngọn bằng máy phun cao áp, phun vào buổi sáng sớm và chiều mát, lượng nước thuốc phun 1.500 lít/ha.
Kết quả sau 20 ngày xử lý thuốc lần 3 kết hợp với bón phân, vệ sinh vườn trồng đã làm giảm đáng kể sự gây hại của bệnh héo đen đầu lá cao su. Sử dụng Carbenzim 500FL giảm 5,6 %; Anvil 5SC giảm 7,5 %; Carban 50 SC giảm 6,2 %. Riêng lô đối chứng không xử lý tỷ lệ nhiễm bệnh tăng 15,2 %.
Nguyễn Khoa Thảo
Các tin khác
- Kết quả mô hình xử lý ra hoa, đậu quả trên cây điều tại Lâm Đồng năm 2013 - 13/05/2013
- Kết quả khảo nghiệm phòng trừ dịch hại chưa có thuốc Bảo vệ thực vật đăng ký trong danh mục năm 2019 - 26/03/2020
- Kết quả thực hiện một số mô hình phòng trừ tổng hợp sùng trắng hại cây trồng tại Đạ Hoai - 19/09/2013
- Kết quả đề tài Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá gây hại lúa tại Lâm Đồng - 03/01/2014
- Kết quả mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh phấn trắng hại cao su - 20/06/2012
- Kết quả mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh loét sọc mặt cạo hại cao su - 27/10/2013