Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ
- Được viết: 17-10-2014 14:53
Trong những năm gần đây tại Đà Lạt đã xuất hiện động vật chân đốt gây hại mới trên một số loại rau phổ biến như bó xôi, cải bông xanh, khoai tây, hành, đậu đỗ. Đối tượng gây hại được nông dân gọi là “siêu nhân”. Đây là đối tượng gây hại mới và chưa có nghiên cứu cụ thể về đặc điểm sinh học và gây hại tại Việt Nam.
Để phòng trừ, giảm thiệt hại cho cây trồng, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng giới thiệu một số đặc điểm về đối tượng gây hại mới này.
1. Đặc điểm hình thái
- Siêu nhân, tên tiếng anh là Symphylans, thuộc lớp Symphyla, là động vật chân đốt và không phải là côn trùng. Cơ thể nhỏ, mảnh khảnh, rất dễ gẫy thành các mảnh, có 6-12 đôi chân, tùy thuộc vào các giai đoạn tuổi, râu tua đuôi nhạy cảm, mập mạp.
- Trưởng thành có chiều dài khoảng 0,5 – 2 cm. Siêu nhân sống toàn bộ cuộc đời trong đất. Tuy nhiên rất khó tìm, khi bị lộ chúng chui vào các kẽ hở trên đất và biến mất rất nhanh.
Siêu nhân gây hại cây trồng
- Không có mắt. Cơ thể chia làm 2 phần: phần đầu và phần thân. Phần đầu rất dễ phân biệt, có râu đầu.
- Màu sắc có thể khác biệt tùy thuộc vào thức ăn nhưng nhìn chung siêu nhân thường có màu trắng.
- Siêu nhân đẻ trứng quanh năm, tuy nhiên mùa xuân và mùa thu là 2 mùa có số lượng trứng nhiều nhất. (Jon Umble & Rex Dufour, 2006: Symphylans: Soil Pest Management Options).
- Trứng màu trắng, hình cầu, có lằn gợn hình lục giác. Trứng nở trong 25 – 40 ngày khi nhiệt độ dao động từ 10 – 21oC, ở 25oC trứng nở trong 12 ngày.
Siêu nhân và trứng
- Con non vừa nở (tuổi 1) có 6 cặp chân, cơ thể có lông tơ trùm, di chuyển chậm, đốt mông to khiến bề ngoài giống bọ đuôi nhảy hơn là siêu nhân trưởng thành. Tuy nhiên, siêu nhân tuổi 1 hiếm khi được tìm thấy ở vùng rễ và chỉ khi lột xác, bước qua tuổi hai, ấu trùng siêu nhân mới bắt đầu có hình dạng giống thành trùng.
- Cứ mỗi lần lột xác, ấu trùng siêu nhân sẽ có thêm 1 cặp chân và một số lượng không cố định mảnh thân và mảnh râu.
Con non với 8 cặp chân
- Siêu nhân phát triển thành thục trong khoảng 5 tháng ở 10oC, khoảng 3 tháng ở 21oC và dưới 2 tháng ở 25oC. Thành trùng siêu nhân có thể lột xác hơn 40 lần trong đời.
2. Phân bố
- Phân bố rộng rãi, khắp thế giới, mật độ cao ở các vùng đất nặng.
- Siêu nhân ưa thích sống nơi dưới tảng đá, gỗ thối mục, nơi ẩm ướt.
- Đất giàu hữu cơ, kết cấu đất tốt, đất được lên luống, đất tơi xốp, nhiều mùn chính là điều kiện lý tưởng cho siêu nhân phát triển. Siêu nhân di chuyển trong đất qua những khe hở, lỗ hổng trong đất.
3. Ký chủ
- Siêu nhân gây hại trên nhiều loại cây trồng: bắp, đậu đỗ, măng tây, khoai tây, xà lách, dâu tây, bó xôi, cà rốt, hành, cải bắp, cải thảo,…
- Cây khoai tây, ngô tuy vẫn bị gây hại nhưng ít mẫn cảm với sự gây hại của siêu nhân. Ngược lại, bó xôi, cải bông xanh rất mẫn cảm với sự gây hại của siêu nhân.
4. Triệu chứng gây hại
- Triệu chứng gây hại của siêu nhân trên các loại cây trồng thường khó xác định, triệu chứng điển hình là cây còi cọc, sinh trưởng kém, năng suất thấp, và triệu chứng này thường giống với triệu chứng của một số đối tượng gây hại khác.
- Thiệt hại chính thường do siêu nhân tấn công bộ rễ, nhai phần chóp rễ, làm cho cây bị hại sinh trưởng chậm, bộ rễ tổn thương nên cây giảm khả năng hút nước và dinh dưỡng, giảm năng suất.
Bó xôi bị siêu nhân gây hại, bộ rễ bị hư hại, cây còi cọc, không phát triển
5. Biện pháp phòng trừ
- Hiện nay, các biện pháp phòng trừ siêu nhân ít hiệu quả, có thể rải vôi để hạn chế mật số siêu nhân.
- Luân canh cây trồng với những cây trồng ít mẫn cảm hơn với sự gây hại của siêu nhân như khoai tây, ngô,…
- Có thể xông hơi, khử trùng đất. Các biện pháp canh tác đất, cải tạo cấu trúc đất.
- Dùng bẫy khoai tây làm mồi nhử để hạn chế sự phá hoại của siêu nhân đến cây trồng, nên áp dụng vài tuần trước khi trồng cây.
- Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng hiện hành, chưa có sản phẩm đăng ký phòng trừ đối tượng gây hại này. Có thể tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học chứa nấm xanh Metarhizium anisopliae để phòng trừ.
Đặt bẫy khoai tây làm mồi nhử siêu nhân trên vườn bó xôi
Trần Triệu Vân
Các tin khác
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh - 10/10/2012
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Sâu đục thân mình trắng gây hại cà phê chè - 14/04/2016
- Một số giống, tiềm năng và dịch hại trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/10/2014
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Công tác hỗ trợ phòng trừ bọ xít muỗi hại cây cà phê chè tại Đam Rông - 24/07/2015
- Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ - 11/09/2014
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013
- Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi vườn cà phê vối bị thiệt hại do sương muối tại Lâm Hà - 24/03/2015
- Tình hình sâu đục quả mít tại Đam Rông và biện pháp phòng trừ - 27/05/2013
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 16/07/2014
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013