Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối
- Được viết: 19-03-2015 15:40
Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nhẹ đến trung bình
Tiến hành cắt bỏ ngay các bộ phận bị cháy (lá, hoa, quả, cành) càng sớm càng tốt, cắt sâu vào một đoạn 5 cm (không cần xử lý vôi), hoặc cưa đốn 1/3 – 1/2 thân (phần cắt không còn thấy mạch dẫn bị hóa nâu là được), thu gom cành, lá và cỏ dại theo băng hạn chế xói mòn. Tưới nước và bón phân sớm vào đầu tháng 4/2015 để tạo cành mới và nuôi trái kịp thời.
Cây bị gây hại 1/2 cây rước khi cắt Cây bị gây hại 1/3 cây trước khi cắt
Sau khi tiến hành cắt những cây cà phê bị sương muối gây hại
Đối với cây cà phê kinh doanh bị hại nặng
Cần tiến hành cưa đốn phục hồi ngay càng sớm càng tốt ngay trong cuối tháng 3/2015. Phương pháp cưa cách gốc từ 20 - 25 cm theo chiều từ trên xuống, nghiêng 1 góc 45o, vết cắt phải phẳng mịn, cắt theo hướng Đông Tây, phần vát nghiêng từ hướng Đông sang Tây (bên phía tây vết cắt cao hơn phía đông) để ánh nắng buổi chiều không chiếu vào vết cắt làm khô cây. Khi cắt cây xong dùng vôi bột hòa nước quét lên vết cắt, thu gom cành, lá và cỏ dại tủ gốc. Tưới nước và bón kịp thời, đầy đủ phân bón, đặc biệt là phân hữu cơ (10-20kg/gốc), phân vi sinh để cây ra chồi vượt mới. Sau đó tiến hành nuôi mỗi gốc từ 3-4 chồi to khỏe, phân bố đều quanh thân. Khi chồi cao 20-30 cm thì tiếp tục tỉa định chồi giữ lại 1 - 2 chồi tạo thân mới.
Bên cạnh đó cần thường xuyên thực hiện công tác điều tra dự tính dự báo các dịch hại trên cà phê, nhất là bọ xít muỗi hại cà phê chè trong giai đoạn ra chồi non, lá non để có biện pháp quản lý có hiệu quả.
Cây bị gây hại 1/2 cây trước khi cắt Cây bị gây hại 1/3 cây trước khi cắt
Quét vôi lên vết cắt Thu gom cành, ngọn tiêu hủy
Sau khi tiến hành cắt những cây cà phê bị sương muối gây hại
Phòng Kỹ thuật
Các tin khác
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora và bọ xít muỗi hại ca cao - 03/09/2014
- Tình hình gây hại của bệnh héo rũ trên cây hoa cẩm chướng tại Đà Lạt - 03/03/2016
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại Lâm Đồng - 04/07/2014
- Tình hình sâu đục quả mít tại Đam Rông và biện pháp phòng trừ - 27/05/2013
- Hiện tượng héo vàng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt - 26/04/2017
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) gây hại cà phê chè tại thành phố Đà Lạt - 01/06/2015
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê - 28/06/2013
- Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh - 10/10/2012
- Tình hình gây hại và một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút trên cây hoa cúc - 29/02/2016
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Sâu đục thân mình trắng gây hại cà phê chè - 14/04/2016
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Bệnh héo xanh hại cây họ cà - 27/10/2013