Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng
- Được viết: 16-05-2014 08:43
Muồng hoa đào là loài cây gỗ nhỡ, cao từ 10 đến 20 m, đường kính khỏang 60 cm, thuộc phân loài (Cassia javanica), phân họ Vang – Caesalpinioideae, họ Đậu – Fabales, bộ Đậu – Fabaceae, hiện đang được trồng trên đường phố tại huyện Đạ huoai, Đạ Tẻh, Di Linh, Đức Trọng, Bảo Lâm và Thành phố Bảo Lộc. Cassia là một chi (giống) tập hợp khá nhiều loài, riêng ở Việt Nam cũng đã hiện hữu trên 25 loài khác nhau, trong số đó nhiều loài cây gỗ cho hoa đẹp đã được chọn làm cây cảnh quan hàng chục năm nay như muồng ô môi (Cassia grandis) cho hoa màu hồng, muồng đen hay muồng Xiêm (Cassia siamea) cho hoa màu vàng chanh, muồng hoa vàng (Cassia splendida) cho hoa màu vàng nghệ, muồng hoàng yến (Cassia fistula) cho hoa màu vàng hoàng yến …
Muồng hoa đào (Cassia javanica)
Ở Lâm Đồng có trên 15 loài, trong đó các loài cây có hoa đẹp như muồng hoa đào, muồng hoàng yến, muồng hoa vàng, muồng đen chúng được trồng làm cây cảnh quan, cây che bóng trong các vườn cà phê, chè. Ngoài ra, loài cây này thuộc họ đậu nên cũng được trồng để cải tạo đất ở hầu hết các huyện và thành phố trong Tỉnh. Riêng ở Huyện Đức Trọng, năm 2008 Trung tâm Quản lý và khai thác công trình công cộng huyện Đức Trọng đã trồng 32 cây muồng hoa đào (Cassia javanica) trên vỉa hè đường tại lô 90. Trong tháng 4/2014 đã bị sâu xanh ăn trụi hết lá.
Qua kết quả kiểm tra thực tế về hình thái ban đầu cho thấy sâu non ăn trụi lá cây muồng hoa đào thuộc loài Catopsilia sp., thuộc họ bướm phấn (Pieridae), bộ cánh vảy (Lepidoptera), có thể là 01 trong 06 loài đã xuất hiện và gây hại ở khu vực Đông Nam Á (http://www.learnaboutbutterflies.com/India%20-%20Catopsilia%20pomona.htm).
Triệu chứng cây bị ăn trụi lá
Sâu non Nhộng
Hiện tại loài sâu này đang vào kén để hóa nhộng, Chi cục BVTV Lâm Đồng đã thu thập nhộng nhằm xác định chính xác loài gây hại trên cây muồng hoa đào và tiếp tục theo dõi có gây hại trên các loài cây muồng khác (thuộc chi Cassia, họ Fabaccae) đang trồng tại Lâm Đồng.
Khi sâu non ăn hết thức ăn thì di chuyển để tìm nguồn thức ăn mới và tìm nơi để vào nhộng nên chúng đã bò vào nhà dân gây hoang mang.
Đến thời điểm này sâu đã đến tuổi hóa nhộng nên chỉ áp dụng biện pháp thủ công thu gom nhộng để tiêu hủy không cho vũ hóa.
Hiện nay chưa có thuốc bảo vệ thực vật đăng ký trong danh mục để phòng trừ loài sâu xanh này gây hại trên cây muồng anh đào. Tuy vậy khi mật độ cao có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau: Abamectin, Cypermethrin hoặc lân hữu cơ để phòng trừ khi sâu non mới xuất hiện, liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì.
Nguyễn Khoa Thảo
Các tin khác
- Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông - 31/03/2015
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Tình hình câu cấu hại cây cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 04/07/2013
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh - 10/10/2012
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013
- Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa - 01/08/2014
- Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông - 27/10/2013
- Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum) hại cây cà phê - 13/08/2015
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Phòng trừ sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) hại cây cà chua - 08/05/2015
- Phòng trừ rệp gây hại cà phê - 07/05/2015
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại chính trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/08/2013
- Bệnh thối trái cà chua và biện pháp phòng trừ - 15/09/2014
- Hiện tượng héo vàng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt - 26/04/2017
- Công văn số 1602/BVTV-TV ngày 26/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật về việc phòng chống bệnh bạc lá lúa - 26/07/2013
- Công tác điều tra DTDB sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2012 - 27/06/2012
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013