Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà
- Được viết: 19-06-2013 00:29
Tính đến đầu năm 2013 tại Lâm Đồng có 6 loài ve sầu gây hại cà phê; trong đó có 5 loài đã được Viện Bảo vệ thực vật định danh tên khoa học gồm: Ve sầu phấn trắng (Dundubia nagarasagna Distant); ve sầu nâu đỏ (Purana pigmentata Dustant); ve sầu nhỏ (Purana guttularis Walker); ve sầu cánh vân (Pomponia daklakensis Sanborn) và ve sầu lưng vằn (Haphsa bindusa Distant). Ve sầu 4 chấm chưa định danh được tên khoa học. Các loài ve sầu này gây hại cà phê chủ yếu là giai đoạn ấu trùng hại ở bộ phận rễ tơ của cây cà phê làm cây chậm phát triển, còi cọc, giảm năng suất. Chúng không gây chết cành cà phê còn tươi, đặc biệt là ở các cành cấp hai.
Theo văn bản số 15/TTr-TTNN ngày 17 tháng 5 năm 2013 của Trung tâm Nông nghiệp Lâm Hà về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê. Ngày 21 tháng 5 năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Lâm Hà tiến hành điều tra tình hình loài ve sầu mới đẻ trứng, gây hại cành cà phê và các cây trồng khác. Kết quả điều tra cho thấy:
Trên địa bàn huyện Lâm Hà ve sầu mới đẻ trứng và gây hại cành cây cà phê với tổng diện tích 50,85 ha. Trong đó 0,85 ha bị hại nặng với tỷ lệ cành và chỉ số cành bị hại tương ứng là 62,5 – 75% và 10,0 – 15%. Trung bình 5 ha (tỷ lệ hại 37,5 – 50%; chỉ số hại 3,0 – 5,0 %); nhẹ 45 ha (tỷ lệ hại 12,5 – 25%; chỉ số hại 1,0 – 2,5 %).
Qua kiểm tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, ve sầu mới đẻ trứng, hại cành cà phê có đặc điểm hình thái và gây hại như sau:
- Đặc điểm hình thái: Trưởng thành trên lưng có màu đen, dưới bụng có màu vàng cam; sau đuôi có gai nhọn. Kích thước con trưởng thành dài 55 – 60 mm, chiều rộng thân 20 – 22 mm, chiều dài sải cánh 100 – 115 mm. Trứng màu trắng, có kích thước dài khoảng 2 mm, đường kính trứng khoảng 0,5 mm; trứng được đẻ chủ yếu ở các cành cấp 2 của cây cà phê.
- Đặc điểm gây hại: Trưởng thành của loài ve sầu mới hại cành cà phê chỉ xuất hiện cục bộ tại một số thôn, tại các thôn này chỉ có một số vườn bị ve sầu mới tấn công và ở các vườn chỉ xuất hiện rãi rác cây cà phê bị hại. Ve sầu mới đẻ trứng và gây hại chủ yếu trên cành cấp 2 (không hại cành cấp 1) với chỉ số cành bị hại phổ biến từ 1,0 – 5,0%. Ve sầu mới dùng vòi chích vào cành xanh cấp 2 để đẻ trứng làm các cành dinh dưỡng phát triển kém; chồi ngọn, lá ra ít. Bị nặng cả đoạn cành bị chết héo khi còn xanh. Hiện chưa xác định được ve sầu mới vũ hóa từ đâu đến gây hại; chưa phát hiện ấu trùng ở các cây cà phê, tại các vườn bị hại.
Cành cà phê bị ve sầu mới đẻ trứng, gây hại
Trứng của loài ve sầu mới
Chiều rộng thân của con trưởng thành
Chiều dài thân của con trưởng thành
Mặt dưới và chiều dài sải cánh của con trưởng thành
Trên lưng của con trưởng thành
- Cây ký chủ: Ngoài gây hại trên cây cà phê, loài ve sầu mới tại Lâm Hà còn gây hại trên cây bơ, cây cà ry và cây bưởi.
Hiện nay, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lấy mẫu gửi Viện Bảo vệ thực vật phân tích, định danh tên khoa học, theo dõi các pha phát dục của loài ve sầu mới trên cà phê và các cây trồng khác.
HÌNH ẢNH 6 LOÀI VE SẦU HẠI CÀ PHÊ TẠI LÂM ĐỒNG
(TÍNH ĐẾN ĐẦU NĂM 2013)
Ve sầu cánh vân (Pomponia daklakensis Sanborn)
Ve sầu lưng vằn (Haphsa bindusa Distant)
Ve sầu phấn trắng (Dundubia nagarasagna Distant)
Ve sầu 4 chấm (Chưa xác định được tên khoa học)
Ve sầu nâu đỏ (Purana pigmentata Dustant)
Ve sầu nhỏ (Purana guttularis Walker)
Nguyễn Văn Danh
Các tin khác
- Công văn số 1602/BVTV-TV ngày 26/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật về việc phòng chống bệnh bạc lá lúa - 26/07/2013
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại chính trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/08/2013
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Bệnh đốm héo rau xà lách scarole tại Đà Lạt - 15/05/2017
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Phòng trừ bệnh bạc lá hại lúa - 01/08/2014
- Phòng trừ sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) hại cây cà chua - 08/05/2015
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Tình hình gây hại và một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút trên cây hoa cúc - 29/02/2016
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015
- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora và bọ xít muỗi hại ca cao - 03/09/2014
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Tình hình câu cấu hại cây cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 04/07/2013
- Sâu gây u bướu cây sao đen (Cydia sp.) tại Lộc Bắc - 16/05/2017
- Một số giống, tiềm năng và dịch hại trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/10/2014