Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ
- Được viết: 20-05-2013 08:12
Thời gian qua, thời tiết ở Lâm Đồng nắng nóng kéo dài, lại xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho một số sâu bệnh gây hại trên cây trồng phát triển, đặc biệt rệp sáp hại cây cà phê. Hiện nay, rệp sáp gây hại chủ yếu tại 3 huyện Di Linh, Bảo Lộc và Bảo Lâm.
Theo số liệu điều tra dự tính dự báo của Trung tâm Nông nghiệp các huyện Di Linh, Bảo Lộc và Bảo Lâm, tổng diện tích cà phê bị nhiễm rệp sáp 22.576,8 ha trong đó có 3.295,5 ha nhiễm nặng, tỷ lệ hại trung bình 5,8%, cao 39,5% chùm quả.
Hiện nay, cà phê đang trong giai đoạn quả non, rệp sáp chích hút chất dinh dưỡng và làm cho trái non bị rụng, ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch nếu không diệt trừ kịp thời. Ngoài ra, khi rệp sáp phát triển mạnh cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nấm muội đen phát sinh, gây hại, làm giảm khả năng quang hợp của cây.
* Đặc điểm hình thái:
- Rệp trưởng thành có hình bầu dục trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp. Trưởng thành đực mình thon dài, có cánh không có sáp, mắt to đen, râu và chân có nhiều lông ngắn. Trứng bầu dục dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ. Rệp non mới nở màu hồng. Chưa có sáp bên mình, chân khá phát triển.
Rệp sáp (Pseudococcus sp.) hại cà phê
* Vòng đời: Trứng 3 - 5 ngày, rệp non 6 - 7 ngày, trưởng thành 20 - 30 ngày.
* Đặc điểm gây hại: Rệp thường xuất hiện ở trên quả và rễ cây cà phê, chúng chích hút nhựa làm cho quả khô và rụng. Rệp sáp gây hại quanh năm, nhưng thường xuất hiện nhiều nhất trong mùa khô hanh đặc biệt là thời gian có các giai đoạn mưa nắng xen kẽ nhau. Rệp sáp đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở, nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Số lượng rệp giảm hẳn giữa mùa mưa do mưa nhiều, ẩm độ không khí quá cao. Rệp sáp thường sống tập trung, gây hại ở nhiều bộ phận của cây cà phê như: kẽ lá, chồi non, cuống của chùm hoa, chùm quả, gốc cây… để hút nhựa, nếu không có biện pháp phòng trừ hữu hiệu sẽ làm cây kém phát triển, rụng lá, giảm năng suất, sản lượng, thậm chí chết cây.
* Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cỏ rác, lá cây mục chung quanh gốc cây cà phê, cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành sát mặt đất, cành vô hiệu để giảm bớt nơi sinh sống của rệp.
- Trong quá trình tưới chống hạn cho cây cà phê, dùng vòi bơm nước phun mạnh vào chỗ có nhiều rệp sáp đeo bám nhằm rửa trôi bớt rệp sáp, đồng thời tạo ẩm độ trên cây, giảm mật độ rệp sáp.
- Thường xuyên kiểm tra vườn cà phê nhằm phát hiện sớm sự xuất hiện của rệp sáp để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Để hạn chế thiệt hại do rệp sáp gây ra, có thể luân phiên sử dụng một số loại thuốc Chlorpyrifos Ethyl (Lorsban 30EC, Vitashield 40EC, Anboom 40EC,…); Imidacloprid (Admitox 100WP, Confidor 100 SL, Yamida 10WP,…); Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Subside 505EC, Tungcydan 30EC, Tadagon 700EC, Wavotox 585 EC,…); Chlorpyrifos Ethyl + Imidacloprid (Losmine 250EC, Usagrago 595EC, Repny 65WP,… ). Phun kỹ để thuốc bám, thấm qua lớp sáp diệt rệp, phun thuốc hai lần cách nhau 7 - 10 ngày nhằm diệt tiếp lứa rệp non mới nở từ trứng được che ở dưới bụng rệp sáp mẹ.
Nguyễn Thị Hà
Các tin khác
- Tình hình gây hại và một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút trên cây hoa cúc - 29/02/2016
- Một số giống, tiềm năng và dịch hại trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/10/2014
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015
- Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê - 28/06/2013
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Phòng trừ sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) hại cây cà chua - 08/05/2015
- Một số dịch hại mới trên cây cà chua tại Lâm Đồng - 28/06/2013
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Công văn số 1602/BVTV-TV ngày 26/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật về việc phòng chống bệnh bạc lá lúa - 26/07/2013
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông - 27/10/2013
- Bọ xít muỗi hại cây cà phê chè và biện pháp phòng trừ - 04/07/2014
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Hiện tượng héo vàng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt - 26/04/2017
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Bệnh thối trái cà chua và biện pháp phòng trừ - 15/09/2014