Thống kê truy cập

4534825
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
543
2417
29784
4534825

Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum) hại cây cà phê

Hiện nay, cà phê đang ở giai đoạn phát triển quả, mưa kéo dài, độ ẩm cao, thuận lợi cho bệnh thán thư phát triển, gây hại. Để hạn chế thiệt hại do bệnh thán thư gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng hướng dẫn biện pháp phòng trừ như sau:

Triệu chứng gây hại

Bệnh gây hại trên lá, quả, cành và thân cà phê.

- Trên lá: Bệnh xâm nhập vào đầu lá hay phiến lá, triệu chứng ban đầu là những vết loang lổ màu nâu có nhiều vòng đồng tâm, sau đó lan rộng ra chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen. Các vết bệnh xuất hiện nhiều liên kết với nhau thành từng mảng lớn làm cho lá bị khô rụng.

- Trên cành và thân: Bệnh tấn công lên cành ở các giai đọan cành đang hóa gỗ và xâm nhập vào đầu cành mang quả qua vết nứt của lá. Trên cành có những vết nâu lõm xuống làm vỏ biến màu nâu đen và khô dần. Khi bệnh nặng, nấm xâm nhập và gây hại cả cành lớn và lan đến thân làm rụng lá và cành trơ trụi khô đen.

- Trên quả: Nấm tấn công vào giai đọan quả thành thục 6-7 tháng. Vết bệnh là những đốm nâu lõm vào phần vỏ quả có kích thước và hình thù khác nhau. Bệnh xuất hiện bắt đầu từ cuống quả hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả, những nơi mà nước có thể đọng lại.

- Bệnh nặng làm lá, cành, quả khô đen và rụng làm cành trơ trụi.

                                                                     Bệnh thán thư hại cà phê

Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển

- Bệnh do các loài nấm Colletotrichum gloesporioides (trên cà phê vối), Colletotrichum cofeanum(trên cà phê chè).

- Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng bệnh phát triển mạnh lúc cà phê ra hoa, kết quả và trong thời kỳ cây nuôi trái. Mưa nhiều vào buổi chiều tối làm phát tán bào tử và làm bào tử xâm nhiễm vào quả.

- Bệnh thường phát triển nhanh và nặng ở các vườn cà phê có chế độ chăm sóc kém và ít đầu tư phân bón. 

 Biện pháp phòng trừ

- Bón phân đầy đủ và cân đối NPK, bổ sung trung lượng và vi lượng cho cây cà phê bằng một số sản phẩm phân bón lá, đặc biệt trong giai đoạn nuôi trái.

- Trồng cây che bóng.

- Cắt tỉa, thu gom và tiêu huỷ triệt để những bộ phân bị bệnh.

- Khi bệnh thán thư chớm xuất hiện và gây hại, luân phiên sử dụng một số loại thuốc BVTV bán phổ biến tại Lâm Đồng gồm:  Copper Hydrocide (Kocide 53.8DF); Mancozeb (Dipomate 80 WP, Manozeb 80WP); Carbendazim (Carban 50SC, Vicarben 50SC...); Hexaconazole (Vivil 5SC, Tungvil 5SC, Hexavil 5SC); Prochloraz (Talent 50WP); Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC, Trobin top 325SC); Carbendazim + Hexaconazole (Vixazol 275SC); Hexaconazole + Tricyclazole  (Forvilnew 250SC).

 

                                                                                                                         Nguyễn Thị Hà

 

Các tin khác