Hiện tượng héo vàng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt
- Được viết: 26-04-2017 07:42
Hoa cúc là một trong những loài hoa được trồng phổ biến tại thành phố Đà Lạt và rải rác tại các huyện Đức Trọng, Đơn Dương, Lạc Dương với tổng diện tích toàn tỉnh là 945ha trong đó riêng Đà Lạt có 900ha, phần lớn diện tích được canh tác trong điều kiện nhà kính. Các giống hoa cúc được trồng phổ biến hiện nay gồm Farm, Đóa, Saphir, Kim cương, Thọ, Pha lê, Tua xanh, Nút tím, Mai vàng, AT…
Hiện tượng hoa cúc bị héo vàng xuất hiện khá phổ biến tại phường 8, 9, 11, 12, xã Xuân Thọ - Đà Lạt. Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây từ lúc mới trồng đến khi thu hoạch. Bệnh hại nặng trên giống cúc đóa và hại rải rác trên các giống saphir, kim cương trắng, xanh thái, vàng thái, AT. Nếu nhiễm muộn ở giai đoạn cây đã đóng nụ hoặc có hoa vẫn cho thu hoạch nhưng năng suất giảm do hoa bị méo, cong queo, không nở. Thống kê sơ bộ theo báo cáo của Hiệp hội hoa Đà Lạt, đến nay đã có 100ha nhiễm bệnh (80ha nhiễm nặng), TLH trung bình 8 – 15%, cao từ 40 -80% cây.
Bệnh gây hại theo đám, các lá ngọn có triệu chứng nhỏ lại, méo mó, lốm đốm vàng. Phần thân cây bị bệnh có các vết màu nâu đen, mới xuất hiện chỉ là các sọc màu đen, khi bị nặng thâm đen cả đoạn thân cây (phổ biến xuất hiện ở giữa thân), khô và thối biểu bì, chỗ bệnh hơi phình lên, nứt ra, tại vị trí bị thâm đen lá cây chuyển vàng, hơi méo và chết khô. Khi cắt thân cây bị bệnh phần bó mạch và lõi thân có màu nâu đen, đen một bên thân. Mật độ bọ trĩ tại các vườn hoa cúc phổ biến từ 1 – 2 con/cây, cục bộ một số vườn 3 -4 con/cây.
Trước tình hình bệnh héo vàng hoa cúc có xu hướng ngày càng gia tăng, ngày 15/4/2017, Chi cục đã lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II phân tích để giám định tác nhân gây bệnh, hiện nay chưa có kết quả.
Với các triệu chứng biểu hiện của bệnh, sơ bộ bước đầu Chi cục Trồng trọt & BVTV nhận định bệnh có triệu chứng biểu hiện khá giống virus.
Hình ảnh triệu chứng bệnh héo vàng hoa cúc tại Đà Lạt
Qua kiểm tra tại một số vườn ươm cây giống cúc đã xuất hiện triệu chứng của bệnh héo vàng vì vậy để hạn chế sự phát triển và ngày càng lan rộng của bệnh, trong khi chờ kết quả phân tích để xác định chính xác tác nhân gây bệnh, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ tổng hợp trước mắt như sau:
* Đối với vườn ươm cây giống cúc
- Nhổ bỏ và tiêu hủy toàn bộ các vườn ươm cây giống cúc đã nhiễm bệnh đốm héo virus để cắt đứt nguồn lây lan bệnh.
- Không tiến hành ươm giống cúc trên các khu vực đã bị nhiễm bệnh.
- Các vườn ươm chưa phát hiện triệu chứng bệnh cần thường xuyên theo dõi, nếu xuất hiện cây bị bệnh phải nhổ bỏ, tiêu hủy sớm.
* Đối với vườn sản xuất: Áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp bệnh héo vàng gồm:
* Biện pháp canh tác:
- Trước mắt luân canh cây trồng, không trồng hoa cúc trên các chân đất đã nhiễm bệnh nặng vụ trước.
- Hạn chế trồng các giống nhiễm nặng đặc biệt là giống cúc đóa.
- Khi trồng mới phải sử dụng cây giống cúc sạch bệnh từ các vườn ươm giống có uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn cây giống xuất vườn không có triệu chứng nhiễm bệnh héo vàng.
- Vệ sinh đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch. Thu gom, tiêu hủy triệt để cây bị bệnh.Tuyệt đối không vứt bỏ tàn dư cây bệnh trên rãnh luống, bờ ruộng hoặc các mương nước.
- Tránh tạo vết thương trong quá trình chăm sóc tạo điều kiện cho bệnh xâm nhiễm và lây lan. Khi tỉa nụ chú ý không làm lây lan bệnh từ cây bệnh sang cây khỏe qua tay người làm vườn.
* Biện pháp hóa học
- Quản lý tốt các côn trùng chích hút trên vườn hoa cúc (bọ trĩ, bọ phấn) bằng các loại thuốc Dinotefuran (Oshin 100WP) hoặc tham khảo sử dụng các hoạt chất Imidacloprid, Spinoteram, Thiamethoxam…để tránh lan truyền bệnh qua côn trùng.
- Sử dụng các chế phẩm tăng khả năng chống chịu bệnh: Qua điều tra nông dân các vùng nhiễm bệnh và kết quả khảo nghiệm bước đầu của Chi cục có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc như Cytosinpeptidemycin(Sat 4AS), Salicylic Acid (Exin 4.5EC) để tăng sức chống chịu bệnh. Phun 3 – 5 ngày/lần theo liều lượng khuyến cáo tùy theo áp lực bệnh.
Phòng Bảo vệ thực vật
Các tin khác
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi vườn cà phê vối bị thiệt hại do sương muối tại Lâm Hà - 24/03/2015
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại Lâm Đồng - 04/07/2014
- Tình hình sâu đục quả mít tại Đam Rông và biện pháp phòng trừ - 27/05/2013
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Đặc điểm hình thái sâu đục thân 4 vạch đầu nâu hại mía và biện pháp phòng trừ - 30/09/2014
- Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ - 19/06/2014
- Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông - 27/10/2013
- Công văn số 1602/BVTV-TV ngày 26/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật về việc phòng chống bệnh bạc lá lúa - 26/07/2013
- Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 16/07/2014