Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh
- Được viết: 10-10-2012 10:50
Hiện nay, do đang là mùa mưa bão, thời tiết mưa nắng xen kẽ, không khí nóng, ẩm độ cao làm tốc độ lây lan nhanh của nấm bệnh đạo ôn. Với tình hình diễn biến phức tạp của bệnh, dự báo trong thời gian tới bệnh có xu hướng gia tăng và gây hại trên diện rộng.
Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã chỉ đạo Trung tâm nông nghiệp các huyện thực hiện tốt công tác dự tính dự báo, giám sát đồng ruộng, nắm bắt thường xuyên diễn biến của bệnh đạo ôn, dự báo kịp thời xu hướng phát triển của bệnh trên địa bàn và thông báo cho các xã chủ động phòng trừ.
Đồng thời hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh đạo ôn bao gồm vệ sinh đồng ruộng và cỏ dại để tiêu diệt nguồn bào tử nấm bệnh. Bón phân cân đối, không nên bón phân đạm cao hơn 100kg/ha; đặc biệt đang thời kỳ mẫn cảm của bệnh ngừng bón phân đạm, không sử dụng phân bón lá, thuốc kích thích sinh trưởng, bổ sung phân lân, kali tăng sức chống chịu bệnh cho cây lúa.
Khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng, tiến hành phun thuốc phòng trừ bệnh sớm bằng các loại thuốc như Isoprothiolane (Fuji - One 40 EC, Vifusi 40 EC), Difenoconazole + Tricyclazole(Cowboy 600WP), Carbendazim (Arin 50SC); Benomyl (Bendazol 50 WP) Azoxystrobin + Difenoconazole (Amistar top 325SC); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG), Tricyclazole (Bimdowmy 750WP, Vibimzol 75WP); Propicoconazole + Tricyclazole (Filia 525SE). Lượng nước phun 400 – 500 lít/ha, phun đều hai mặt lá lúa, liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.
Trần Điệp
Các tin khác
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ - 19/06/2014
- Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông - 27/10/2013
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Công tác hỗ trợ phòng trừ bọ xít muỗi hại cây cà phê chè tại Đam Rông - 24/07/2015
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông - 31/03/2015
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Bọ xít muỗi hại cây cà phê chè và biện pháp phòng trừ - 04/07/2014
- Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi vườn cà phê vối bị thiệt hại do sương muối tại Lâm Hà - 24/03/2015
- Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su huyện Đạ Huoai. - 16/05/2014
- Bẫy đèn trưởng thành sùng trắng tại Đạ Huoai - 23/05/2014
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Bệnh héo xanh hại cây họ cà - 27/10/2013
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013