Thống kê truy cập

4347083
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
1010
18343
54676
4347083

Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê

Trong quý I, năm 2014 sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) bắt đầu có xu hướng phát triển gây hại. Qua thống kê và kiểm tra thực tế của Chi cục BVTV Lâm Đồng hiện nay tại Đà Lạt có 440 ha bị gây hại, TLH 13,8 – 40% (giảm so với 2.200 ha năm 2013), tại các xã Xuân Trường, Trạm Hành và Tà Nung. Sâu đục thân mình trắng tại các vườn cà phê kiểm tra trong giai đoạn vũ hóa thành trưởng thành, dự báo trong thời gian tới sẽ có một lứa trưởng thành (xén tóc) và tiếp tục gây hại.                                                      

 

                                                      Vết đục của sâu đục thân      

               

                        Sâu non chuẩn bị vũ hóa                        Trưởng thành (xén tóc) sâu đục thân

Vùng trồng cà phê tại Đà Lạt không được trồng cây che bóng, chỉ có một ít diện tích trồng xen cây hồng ăn trái trong vườn cà phê. Cây hồng sau khi thu hoạch cây bị rụng lá không đủ che bóng cho cây cà phê. Việc vệ sinh vườn, thu gom những cây bị hại nặng những năm trước không thường xuyên tạo điều kiện cho sâu đục thân gây hại quanh năm.

Bên cạnh đó người dân chậm phát hiện, chưa chủ động phòng trừ vì vậy hàng năm vùng này luôn bị sâu đục thân mình trắng gây hại.

         

                         Cây che bóng bị rụng lá                             Không thu gom cây bị hại nặng

 Để phòng trừ tốt sâu đục thân mình trắng, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đề nghị Trung tâm Nông nghiệp Thành phố Đà Lạt tăng cường công tác điều tra dự tính dự báo trên đối tượng sâu đục thân gây hại trên cà phê tại Đà Lạt, chú trọng các khu vực điểm điều tra định kỳ dễ xảy ra bùng phát sâu đục thân gây hại trên cây cà phê.

Bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như:

Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê chè do Sở Nông nghiệp&PTNT ban hành. Thực hiện trồng cây che bóng (bơ, hồng ăn trái, muồng đen, muồng hoa vàng, keo dậu) để giảm cường độ chiếu sáng của vườn cây. Sửa hình, tạo tán cho cây có hình thù cân đối, thân cây được che phủ từ trên xuống dưới tạo môi trường bất lợi cho sâu đục thân đến đẻ trứng và gây hại. Đối với cây bị hại nặng cần cắt bỏ phần bị hại tiêu hủy triệt để (đem đốt hoặc chẻ thân thu hết sâu non tiêu diệt) hạn chế nguồn lây lan. Đồng thời cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cây.

 Thường xuyên theo dõi diễn biến của sâu đục thân, khi trưởng thành xuất hiện cần sử dụng một trong các loại thuốc hóa học sau: Chlorpyrifos Ethyl + Cypermethrin (Tungcydan 55EC, liều lượng 1,5 lít/ha) phun ướt điều thân, Diazinon (Diazol 10G, Diazan 50EC, rải đều xung quanh gốc, liều lượng sử dụng 20-30kg/ha

Nguyễn Hoàng Ấn

Các tin khác