Thống kê truy cập

4534911
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
629
2503
29870
4534911

Tình hình câu cấu hại cây cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ

Ngày 01 tháng 7 năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp Đức Trọng kiểm tra tình hình câu cấu hại cây cà phê tại xã Đà Loan - Đức Trọng. Kết quả như sau:

1. Tình hình câu cấu gây hại cà phê

Trên cây cà phê, câu cấu hại trên diện tích 17,3 ha (nhẹ 16 ha, trung bình 1,2 ha, nặng 0,1 ha) với tỷ lệ lá bị hại trung bình 2,5%; cao nhất 50 %. Mật độ: 3,5 con/cây; cao nhất 20 con/cây.
Qua kết quả nghiên cứu về hình thái câu cấu xanh hại cây keo, cây cà phê và các cây trồng khác (bơ, dã quỳ); bước đầu Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã xác định được cấu cấu xanh có tên khoa học là Hypomeces squamosus, thuộc họ Curculionidae bộ Coleoptera. Đặc điểm hình thái và tập quán sinh sống của câu cấu xanh như sau:
- Đặc điểm hình thái: Thành trùng là một loại bọ cánh cứng hình bầu dục dài khoảng 10-14mm, màu xanh vàng phủ đầy những vẩy ánh kim óng ánh rất đẹp, miệng có vòi nhai. Ấu trùng thuộc dạng sùng, màu trắng ngà, mình hơi cong, không có chân ngực và chân bụng, đầu màu nâu, đẩy sức dài khoảng 15-20mm, sống trong đất. Trứng hình bầu dục, dài khoảng 1mm, màu trắng ngà. Nhộng trần, màu trắng ngà, có mầm vòi rõ rệt.


Trưởng thành của câu cấu Hypomeces squamosus


- Tập quán sinh sống: Bọ trưởng thành ban ngày ẩn trong lùm cây rậm rạp, hoạt động vào sáng sớm và chiều tối, ban ngày có nắng ẩn dưới đất, ít bay, bò chậm chạp, thấy động thì lẩn trốn hoặc giả chết rơi xuống đất; đẻ trứng rải rác trên mặt đất quanh gốc cây. Sâu non sống trong đất ăn chất hữu cơ mục nát hoặc rễ cây. Giai đoạn ấu trùng có thể kéo dài trong nhiều tháng. Trưởng thành có khả năng ăn lá cao, chúng ăn trụi cả lá làm đọt non còi cọc, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây, cây kém phát triển. Khi cây có hoa, chúng ăn cả hoa mới nhú (kể cả rễ của các loại cỏ), phát triển nhiều ở vùng đất thường xuyên khô hạn.

2. Nguyên nhân phát sinh câu cấu gây hại cà phê

Câu cấu xanh thuộc nhóm ăn tạp, gây hại chủ yếu trên cây keo tai tượng trên diện tích 103 ha của Công ty lâm nghiệp Sài Gòn với tỷ lệ lá bị hại từ 10 – 60 %; sau đó phát tán di chuyển tìm kiếm thức ăn mới trên cây cà phê xung quanh vườn keo. Ngoài gây hại trên cây cà phê câu cấu xanh còn gây hại trên các cây trồng khác như cây bơ, dã quỳ, ...

3. Biện pháp phòng trừ câu cấu gây hại cà phê

- Trung tâm Nông nghiệp các huyện, thành phố tăng cường công tác điều tra dự tính dự báo tình hình câu cấu ăn lá hại cây trồng, đặc biệt là trên cây cà phê sát vườn keo; chú trọng các khu vực không xây dựng điểm điều tra định kỳ dễ xảy ra bộc phát câu cấu gây hại cà phê.
- Để phòng trừ câu cấu hại cây cà phê, bà con nông dân cần thăm vườn thường xuyên, đặc biệt là các vườn cà phê gần kề các vườn keo. Khi cấu cấu xuất hiện cần áp dụng các biện pháp phòng trừ như sau:
+ Hiện nay danh mục thuốc BVTV chưa có thuốc đăng ký phòng trừ câu cấu, nhưng có thể sử dụng thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Metarhizium anisopliae, Diazinon, Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl, Thiamethoxam.
+ Đối với những vườn bị câu cấu gây hại, sau khi áp dụng các biện pháp phòng trừ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây phục hồi, phát triển tán lá và thân cây.
- Hiện nay, Chi cục BVTV Lâm Đồng đang theo dõi các pha phát dục của câu cấu và xác định thời gian vũ hóa tiếp theo để hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Phạm Ngọc Toản

Các tin khác