Phòng trừ sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) hại cây cà chua
- Được viết: 08-05-2015 08:46
Hiện nay trên địa bàn tại Đức Trọng và Đơn Dương, sâu xanh gây hại 490 ha cà chua, tỷ lệ hại từ 2,8 – 20 %. Nhằm giúp người nông dân nhận diện sự xuất hiện, biểu hiện gây hại và áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, hạn chế thiệt hại do sâu xanh đục trái gây ra, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn biện pháp phòng trừ như sau:
1. Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành là loài bướm có kích thước 18 - 20mm, sải cánh rộng 30 - 35mm, màu nâu nhạt, trên cánh trước có các đường vân rộng màu xanh thẫm. Bướm hoạt động vào ban đêm hoặc chiều tối, bướm có thể đẻ 1.000 quả trứng.
- Trứng hình bán cầu, lúc đầu màu trắng sau chuyển màu nâu, trên bề mặt có nhiều đường gân dọc. Con trưởng thành đẻ riêng từng quả ở mặt trên của lá non và gần quả.
- Sâu non có màu xanh lá cây, hồng nhạt hoặc nâu sẫm. Trên thân có một dải đen mờ dài, đẫy sức dài 40mm.
2. Đặc điểm sinh vật học
Sâu non có 5 - 6 tuổi. Sâu non hóa nhộng trong đất, nhộng có màu nâu sáng.
Vòng đời: 28 - 45 ngày: Trứng: 2 - 7 ngày; Sâu non: 14 - 20 ngày; Nhộng: 10 - 14 ngày; Trưởng thành: 2 - 4 ngày.
Trứng Sâu non
Nhộng Trưởng thành
3. Đặc điểm gây hại
- Sâu non phá hại các búp non, nụ hoa và đục vào trái, vết đục gọn, không nham nhở. Sâu đục đến đâu đùn phân ra đến đó, một nửa thân nằm bên ngoài, một nửa nằm trong quả. Sâu đục vào quả làm quả bị thủng, thối.
- Sâu non mới nở ăn lá non, sau đó cắn chui vào quả từ cuống. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy. Thiệt hại nặng nhất là khi sâu non xâm nhập vào quả. Những quả mới hình thành khi sâu tấn công thường bị rụng, những quả lớn hơn có thể bị thủng và thối.
- Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả
4. Biện pháp phòng trừ
- Làm kỹ đất trước khi trồng để diệt nhộng trong đất.
- Trồng cây với mật độ hợp lý, bón phân cân đối.
- Bắt sâu bằng tay giai đoạn cây con, ngắt thu gom và hủy bỏ những chồi và quả bị đục.
- Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch như bọ rùa, nhện, ong ký sinh, chuồn chuồn...
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, ngắt bỏ ổ trứng, thu gom và tiêu hủy triệt để quả đã bị sâu đục.
- Khi cây cà chua đã ổn định số chùm trái nên cắt tỉa bớt các chùm nụ hoa mới phát sinh.
- Khi phát hiện có nhiều sâu xanh mới nở có thể luân phiên sử dụng một số loại thuốc như: Chlorantraniliprole (DuPontTM Prevathon® 5SC); Diafenthiuron (Pegasus 500SC, Pesieu 500SC); Matrine (Kobisuper 1SL, Sokupi 0.36SL); Spinosad (Success 25SC);
Lưu ý: Để phòng trừ có hiệu quả cần phát hiện sớm ở giai đoạn sâu non chưa đục vào quả, sau khi thấy trưởng thành xuất hiện từ 4 - 10 ngày cần theo dõi và phòng trừ khi sâu non mới nở. Trong thời kỳ thu hoạch nên dùng các loại thuốc Bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học, thảo mộc và thời gian cách ly ngắn.
Nguyễn Thị Hà
Các tin khác
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013
- Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông - 27/10/2013
- Bệnh thối trái cà chua và biện pháp phòng trừ - 15/09/2014
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Tình hình sâu đục quả mít tại Đam Rông và biện pháp phòng trừ - 27/05/2013
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại chính trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/08/2013
- Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum) hại cây cà phê - 13/08/2015
- Sâu gây u bướu cây sao đen (Cydia sp.) tại Lộc Bắc - 16/05/2017
- Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông - 31/03/2015
- Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ - 11/09/2014
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh - 10/10/2012
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017
- Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ - 19/06/2014
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015