Tình hình sâu đục quả mít tại Đam Rông và biện pháp phòng trừ
- Được viết: 27-05-2013 17:56
Ngày 11/3/2013 Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng nhận được báo cáo của Phòng nông nghiệp Đam Rông về việc báo cáo sâu bệnh hại trên cây mít (Báo cáo số 12/BC-NN ngày 05/3/2013) tại Doanh nghiệp tư nhân Thiên Lý.
Ngày 14 tháng 3 năm 2013, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng phối hợp với Phòng nông nghiệp, Trung tâm nông nghiệp Đam Rông và Doanh nghiệp tư nhân Thiên Lý kiểm tra, xác minh thực tế. Kết quả kiểm tra như sau:
Hiện tại, Doanh nghiệp tư nhân Thiên Lý có 35 ha mít bị sâu đục quả có tên khoa học là Glyphodes caesalis gây hại với tỷ lệ cây bị hại từ 75 – 80 %, tỷ lệ quả bị hại từ 20- 30%.
Đặc điểm quả bị hại: Vị trí vết đục trên quả cách cuống 5 - 10 cm, bên ngoài vết đục có phân thải ra màu nâu đen. Bổ quả ra thì thấy xuất hiện những sâu non màu trắng, có những chấm màu đen trên cơ thể, đầu màu vàng nâu, đẫy sức dài 18 – 20mm.
Để phòng trừ tốt đối tượng này, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đề nghị Doanh nghiệp tư nhân Thiên Lý và bà con nông dân nên áp dụng một số biện pháp sau:
+ Thu hoạch quả chín sớm hơn bình thường, không nên để quả chín lâu trên cây hấp dẫn sâu đục quả đến đẻ trứng.
+ Vệ sinh vườn sạch sẽ, cắt tỉa cho cây thông thoáng hạn chế nơi trú ngụ của sâu. Thường xuyên thu gom, đào hố xử lý các quả thối, rụng cùng vôi bột để diệt hết trứng, dòi và nhộng tránh lây lan cho các lứa, vụ sau.
+ Bao quả bằng túi (lưu ý: không bao quả bằng các loại túi không thoát được hơi nước, tránh đọng nước gây thối quả).
Ấu trùng sâu đục quả và quả mít bị gây hại
Nguyễn Văn Danh
Các tin khác
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013
- Công tác hỗ trợ phòng trừ bọ xít muỗi hại cây cà phê chè tại Đam Rông - 24/07/2015
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê - 28/06/2013
- Rệp sáp (Pseudococcus sp.) gây hại cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 20/05/2013
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Bẫy đèn trưởng thành sùng trắng tại Đạ Huoai - 23/05/2014
- Đặc điểm hình thái sâu đục thân 4 vạch đầu nâu hại mía và biện pháp phòng trừ - 30/09/2014
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh - 10/10/2012
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Phòng trừ sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) hại cây cà chua - 08/05/2015
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013
- Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 16/07/2014
- Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum) hại cây cà phê - 13/08/2015
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014