Thống kê truy cập

4534786
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
504
2378
29745
4534786

Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc

Theo báo cáo của Trung tâm Nông Nghiệp thành phố Bảo Lộc về tình hình dịch hại, ngày 10 tháng 6 năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng tiến hành kiểm tra thực tế tình hình sâu ăn lá gây hại cà phê tại Bảo Lộc.

Qua kiểm tra thực tế tại xã Đạ Lào, diện tích cà phê bị hại 15 ha/ tổng diện tích cà phê 1.150 ha. Mật độ trung bình 3,75 con/cây, cao nhất 10 con/cây. Sâu trong giai đoan tuổi 2- tuổi 5. Sâu cắn phá đọt non, lá bánh tẻ và lá già, những cây mật độ sâu cao, sâu ăn trụi lá chỉ còn trơ lại cành. Qua nhận định đây là loài sâu ăn lá cà phê Cephonodes hylas.

Những năm trước đây trên cà phê xuất hiện loài sâu ăn lá hại cà phê trên địa bàn huyện Di Linh. Diện tích gây hại 16 ha, mật độ từ 4 -20 Con/cây. Từ đó cho đến nay sâu ăn lá cà phê xuất hiện rãi rác tại các vùng trồng cà phê trong tỉnh và cục bộ một số cây trên vườn cà phê.

Đặc điểm hình thái sâu hại ăn lá cà phê

Theo Viện Bảo vệ thực vật sâu ăn lá cà phê thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera, họ Sphingidae, tên khoa học là Cephonodes hylas (Linnaeus).

+ Trứng thường được đẻ từng quả ở mặt dưới lá non gần đỉnh sinh trưởng hoặc đẻ trên chồi ngọn của cây cà phê, mỗi con cái có thể đẻ khoảng 90 trứng, trứng nở sau 3 ngày. Trứng có hình oval (0.75 x 0.85mm) trơn và rất bóng. Mới đẻ có màu xanh da trời hoặc xanh đậm, dần dần sẽ chuyển sang màu vàng khi sắp nở.

+ Sâu non có màu xanh nhạt, với lỗ thở màu đỏ rất dễ thấy. Giai đoạn sâu non kéo dài từ 20 – 22 ngày. Sâu non đẫy sức dài khoảng 5 - 6cm. Sâu non có 5 tuổi.

Nhộng hình thành ở trong đất. Trước khi hóa nhộng sâu non thường cuốn lá hoặc đất thành một cái kén và hóa nhộng phổ biến ở trên bề mặt đất và giữa các tán lá của cây ký chủ, hiếm khi hóa nhộng ở dưới mặt đất. Nhộng dài từ 27 -35mm, rộng 10mm; có màu nâu đen, góc vát của sườn bụng có màu nâu đỏ, lỗ thở có màu nâu đen, móc hậu môn (gai bụng) màu đen. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 12 -14 ngày.

+ Trưởng thành: Khá nhỏ trong nhóm bướm đêm với sải cánh 5 -6cm, cánh trong suốt được che bởi một lớp vảy màu hơi xám. Đây là loài ít hoạt động ban ngày. Bụng con trưởng thành có một dải màu đỏ ở giữa, phía trên và phía dưới dải này có 2 dải màu hơi vàng. Loài này tương đối dễ nhận dạng. Chúng không bị hấp dẫn bởi ánh sáng và di chuyển rất nhanh từ hoa này sang hoa khác. Cánh hoạt động rất chậm chạp nhưng khi bay lại rất nhanh, chúng tạo thành những tiếng kêu lớn.      

- Tập tính sinh sống và gây hại: Loài sâu này gây hại bằng cách cắn phá đọt non sau đó ăn dần đến lá bánh tẻ và lá già, những cây mật độ sâu cao sâu ăn trụi lá chỉ còn trơ lại cành gốc với lưa thưa một ít quả non khiến cây cà phê mất dần sức, sinh trưởng phát triển kém. Sâu non có sức ăn lá cà phê rất lớn, 1 con sâu tuổi 3 đến tuổi 4 có thể ăn 3-4 lá cà phê trưởng thành/ngày. Chúng cắn phá cà phê vào lúc chiều tối hoặc sáng sớm, ban ngày chúng thường ẩn nấp nên rất khó phát hiện.

Biện pháp phòng trừ.

            * Biện pháp canh tác, thủ công:

            Những nơi mật độ sâu thấp có áp dụng biện pháp thủ công bằng cách diệt sâu non, thu gom nhộng nằm trên mặt đất, hoặc ngắt bỏ lá có con trưởng thành đẻ trứng để tiêu diệt.

            Vệ sinh tốt vườn cây để thu gom nhộng tiêu diệt, bón phân trên các diện tích bị hại giúp cây cà phê nhanh chóng phục hồi.

            * Biện pháp hóa học:        

Hiện nay chưa có thuốc bảo vệ thực vật đăng ký trong danh mục để phòng trừ loài ăn lá gây hại trên cây cà phê. Tuy nhiên, khi mật độ cao có thể sử dụng một số loại thuốc có hoạt chất sau: Alpha – cypermethrin, Cypermethrin, Chlorpyrifos Ethyl+ Cypermethrin ... để phun trừ khi sâu non mới xuất hiện. Liều lượng sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì. 

                                                                                                                      Nguyễn Hoàng Ấn

Các tin khác