Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ
- Được viết: 11-09-2014 16:05
Diện tích trồng điều trong tỉnh đạt 15.259 ha. Trong tháng 9, do điều kiện thời tiết thuận lợi tạo điều kiện cho bọ xít muỗi gây hại nặng. Hiện nay bọ xít muỗi gây hại trên diện tích 642,6 ha (tăng 390 ha so kỳ trước). Sắp tới vào thời kỳ ra lá non, ra hoa bọ xít muỗi có xu hướng gây hại nặng, ảnh hưởng tới năng suất điều. Để giúp bà con quản lý bọ xít muỗi trong vườn điều có hiệu quả, Chi cục Bảo vệt thực vật Lâm Đồng giới thiệu biện pháp phòng trừ bọ xít muỗi hại điều như sau:
Đặc điểm hình thái
Bọ xít muỗi (Helopeltis sp) trưởng thành giống con muỗi, cơ thể màu nâu đỏ, đầu đen, bụng xanh, thường đẻ trứng vào gốc lá non gần ngọn. Bọ xít muỗi non giống con trưởng thành nhưng nhỏ hơn, cánh ngắn hơn. Trứng có màu kem, kích thước nhỏ, có 2 sợi tơ mảnh.
Triệu chứng gây hại
Bọ xít muỗi non hoặc trưởng thành đều gây hại, chúng dùng vòi chích hút nhựa trên các bộ phận non của cây như lá non, chồi non, cánh hoa, trái non vết chích màu nâu đen. Nếu lá bị hại thì bị xoắn cong và có hình dạng khác thường. Nếu hạt non bị hại thì trên mặt vỏ hạt có nhiều đốm vảy màu nâu đen khiến cho hạt bị rụng non. Hoặc làm giảm kích thước và phẩm chất của hạt.
Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học
Vòng đời bo xít muỗi từ từ 27 đến 42 ngày tuỳ điều kiện thời tiết. Trứng từ 5- 9 ngày, sâu non từ 11- 14 ngày, trường thành từ 11 -19 ngày.
Ấu trùng bọ xít muỗi di chuyển rất nhanh, khi có động chúng thường trốn xuống mặt dưới của lá hoặc thả mình rơi xuống đất để trốn. Chúng thường cư trú những cây, bụi rậm xung quanh vườn điều.
Bọ xít muỗi thường xuất hiện chích hút nhựa vào sáng sớm và chiều mát, những ngày âm u có thể hoạt động cả ngày. Trong năm thường gây hại bắt đầu từ tháng 10 - 11 gây hại cho đến tháng 4 năm sau. Giai đoạn này cây điều tập trung đâm chồi, lá non và ra hoa kết trái. Sâu tập trung sinh sản, phát triển và phá hại mạnh nhất vào những tháng 12, 1 và tháng 2. Riêng những vườn điều còn nhỏ thì sâu xuất hiện gây hại quanh năm do cây luôn phát triển chồi.
Trưởng thành bọ xít muỗi
Bọ xít muỗi gây hại trên hoa và trái
Biện pháp phòng trừ
- Tỉa cành, tạo tán: Thường tiến hành 2 đợt hàng năm, đợt 1 vào thời kỳ thu hoạch xong (tháng 4-5); đợt 2 vào tháng 8 tháng 9. Lưu ý đợt 2 chỉ cắt tỉa cành nhỏ nằm trong tán, bị che bóng, cành sâu bệnh, cành vượt, tuyệt đối không tỉa cành có kích thước lớn, cây bị chảy nhựa, ảnh hưởng đến sự ra hoa đậu quả.
- Vệ sinh đồng ruộng: làm sạch cỏ dại trong ruộng và bờ lô, bụi rậm quanh ruộng nhằm hạn chế nơi cư trú của bọ xít muỗi.
-Nuôi kiến đen trong vườn điều để hạn chế bọ xít muỗi
-Điều tra thường xuyên để phát hiện sớm và xử lý kịp thời hạn chế lây lan ra diện rộng.
- Có thể sử dụng các hoat chất thuốc sau:
+Oxymatrine (Vimatrine 0.6SL)
+ Emamectin benzoate ( Tasieu 1.0EC, 1.9EC, 2WG, 5WG)
+ Abamectin (Nouvo 3.6EC, Plutel 1.8 EC, 3.6 EC)
+ Alpha - cypermethrin (Vifast 5EC , Alphan 5 EC )
+ Cypermethrin (Cyperan 5 EC, 10 EC, Tungrin 25EC)
Thông thường phải xử lý vào các đợt: Khi điều vửa chồi non, điều vừa nhú hoa, khi vừa tượng trái và khi trái non bằng đầu đũa ăn.
Thuốc phun ở đợt 2 và 3 bà con nên cẩn thận vì nếu phun các loại thuốc nhũ dầu (ND, EC) với liều lượng quá cao có thể gây hại cho hoa và trái non
Lê Đỗ Hoàng Việt
Các tin khác
- Phòng trừ rệp gây hại cà phê - 07/05/2015
- Công văn số 1602/BVTV-TV ngày 26/7/2013 của Cục Bảo vệ thực vật về việc phòng chống bệnh bạc lá lúa - 26/07/2013
- Tình hình bọ xít muỗi gây hại cà phê chè tại huyện Đam Rông - 27/10/2013
- Bệnh héo xanh hại cây họ cà - 27/10/2013
- Đặc điểm hình thái sâu đục thân 4 vạch đầu nâu hại mía và biện pháp phòng trừ - 30/09/2014
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Một số giống, tiềm năng và dịch hại trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/10/2014
- Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum) hại cây cà phê - 13/08/2015
- Công tác điều tra DTDB sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2012 - 27/06/2012
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su huyện Đạ Huoai. - 16/05/2014
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại Lâm Đồng - 22/03/2013
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại Lâm Đồng - 04/07/2014