Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp.
- Được viết: 17-05-2017 19:52
Thời gian gần đây, hiện tượng hoa cúc bị héo vàng do virus xuất hiện khá phổ biến tại phường 8, 9, 11, 12 và xã Xuân Thọ - Đà Lạt. Bệnh gây hại các giai đoạn sinh trưởng của cây từ lúc mới trồng đến thu hoạch. Triệu chứng biểu hiện của cây bị bệnh héo vàng do virus khá giống với triệu chứng héo vàng do Fusarium sp. vì vậy nhiều cán bộ kỹ thuật và nông dân dễ nhầm lẫn. Vì vậy Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng hướng dẫn một số đặc điểm phân biệt giữa bệnh héo vàng do virus và héo vàng do nấm Fusarium sp. như sau:
Thân hoa cúc bị bệnh do virus Thân hoa cúc bị bệnh do nấm Fusarium
Lá hoa cúc bị bệnh do virus Lá hoa cúc bị bệnh do nấm Fusarium sp.
Rễ hoa cúc bị bệnh do virus Rễ hoa cúc bị bệnh do nấm Fusarium sp.
Triệu chứng |
Do Virus |
Do nấm Fusarium |
Lá |
- Các lá ngọn có triệu chứng nhỏ lại, méo mó, lốm đốm vàng. - Tại các vị trí thân cây bị thâm đen lá cây chuyển vàng, hơi méo và chết khô. |
Lá bị vàng dần từ dưới trở lên, sau đó bị khô héo một nhánh hoặc một phía của cây, cuối cùng toàn cây héo chết nhưng lá không rụng.
|
Thân |
- Vết bệnh có thể xuất hiện ở gần gốc, giữa thân hoặc ngay phía gần ngọn. - Phần thân cây bị bệnh có các vết màu nâu đen, mới xuất hiện chỉ là các sọc màu đen cả đoạn, khi bị nặng thâm đen cả đoạn thân cây, khô và thối biểu bì. - Cắt thân cây bị bệnh phần vỏ thân có màu nâu đen, đen một bên thân. |
Vết bệnh xuất hiện ở phía gốc thân sát mặt đất, tạo thành các vết màu nâu đen, biểu bì chỗ vết bệnh hơi phình lên sau đó nứt ra, khi ẩm ướt chỗ vết nứt có lớp sợi nấm màu trắng. Chẻ dọc thân thấy bó mạch có màu nâu.
|
Rễ |
Bộ rễ phát triển bình thường |
Rễ cây bị bệnh thối đen dần, thường bong lớp vỏ ngoài. |
Tác nhân gây bệnh |
- Do virus gây ra: Đã phát hiện có 02 nhóm virus gây bệnh héo vàng: TSWV, CSNV, INSV và TYRV, IYSV, MYSV... - Các loài virus TSWV,CSNC đã được công bố xuất hiện trên cây hoa cúc và lan truyền qua bọ trĩ. |
- Bệnh do nấm Fusarium sp. gây ra - Nấm bệnh tồn tại trong đất và tàn dư cây bệnh.
|
Biện pháp phòng trừ |
- Sử dụng cây giống sạch bệnh virus. - Hạn chế trồng các giống nhiễm nặng như giống đóa. - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhổ bỏ và tiêu hủy sớm cây bị bệnh để hạn chế lây lan. - Quản lý tốt côn trùng chích hút (bọ trĩ) bằng bẫy dính màu vàng hoặc tham khảo sử dụng một số hoạt chất như Dinotefuran, Imidacloprid,Spinoteram, Thiamethoxam. - Có thể sử dụng một số thuốc để tăng khả năng chống chịu bệnh cho cây như Cytosinpeptidemycin (Sat 4AS). |
- Phơi đất và bón vôi trước khi trồng - Bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân hữu cơ. - Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy triệt để tàn dư cây trồng -Áp dụng biện pháp xông hơi khử trùng đất bằng hoạt chất: Dazomet (Basamid granuler) để phòng trừ bệnh.
|
Phòng Bảo vệ thực vật
Các tin khác
- Ứng dụng của bẫy đèn phòng trừ sùng trắng hại cây trồng tại huyện Đạ Huoai - 27/05/2013
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại Lâm Đồng - 04/07/2014
- Tình hình câu cấu hại cây cà phê tại Lâm Đồng và biện pháp phòng trừ - 04/07/2013
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại chính trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/08/2013
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Tảo đỏ hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 20/08/2015
- Thông tin về tình hình ve sầu mới gây hại cà phê - 28/06/2013
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Phòng trừ rệp gây hại cà phê - 07/05/2015
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Một số giống, tiềm năng và dịch hại trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/10/2014
- Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư (Colletotrichum gloesporioides, Colletotrichum cofeanum) hại cây cà phê - 13/08/2015
- Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phục hồi vườn cà phê vối bị thiệt hại do sương muối tại Lâm Hà - 24/03/2015
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Thực trạng và giải pháp phòng trừ ruồi vàng hại mít tại Lâm Đồng - 27/05/2013
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Rừng trồng keo lai tại Đạ Tẻh bị bệnh nấm hồng gây hại - 10/03/2014
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013