Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt
- Được viết: 17-05-2017 19:17
Thời gian gần đây tình hình dịch hại trên các loại cây trồng diễn biến khá phức tạp. Trên địa bàn thành phố Đà Lạt, dịch bệnh héo vàng hại hoa cúc xuất hiện khá phổ biến và gây hại 120ha tại các vùng trọng điểm như phường 8, phường 12, 11, xã Xuân Thọ. Bệnh gây hại nặng trên các giống cúc đóa, và hại rải rác trên các giống saphir, kim cương trắng, xanh thái, vàng thái, AT. Ngoài ra trên cây xà lách carol bệnh đốm héo với triệu chứng lá khảm vàng, thấp lùn, méo mó cũng đang lây lan và có xu hướng gia tăng diện tích bị hại tại các khu vực phường 7, 8…Đến nay đã có 17ha nhiễm bệnh, TLH 5 – 60%.
Để có cơ sở hướng dẫn biện pháp phòng trừ dịch bệnh trên hoa cúc và xà lách, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng đã lấy mẫu gửi phân tích xác định tác nhân gây bệnh, kết quả như sau:
Đối với bệnh héo vàng hoa cúc:
Kết quả giám định theo phương pháp PCR của PGS.TS Hà Viết Cường – Bộ môn Bệnh cây - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, bệnh héo vàng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt do virus gây ra.Có 02 nhóm virus phát hiện dương tính trong mẫu cây bị bệnh gồm:
* Nhóm 1: TSWV, CSNV, INSV
* Nhóm 2: TYRV, IYSV, MYSV
Trên cơ sở triệu chứng gây hại và kết quả phân tích của PGS.TS Hà Viết Cường, Chi cục Trồng trọt & BVTV Lâm Đồng đã đặt mua bộ dụng cụ Test nhanh IMMUNOSTRIP- AGDIA để kiểm tra loài virus Tomato spotted wilt virus (TSWV). Kết quả test nhanh ngày 16/5/2017 của Chi cục, xác định mẫu cây hoa cúc bị bệnh dương tính với loài virus TSWV.
Hình ảnh 1: Cây cúc bị bệnh và kết quả Test nhanh phát hiện TSWV
Đối với bệnh đốm héo xà lách:
Qua các tài liệu nghiên cứu trên thế giới, cây xà lách bị bệnh đốm héo tại Đà Lạt có triệu chứng giống với biểu hiện của loài virus TSWV. Chi cục đã lấy mẫu cây bị bệnh và test nhanh bằng bộ dụng cụ IMMUNOSTRIP- AGDIA để kiểm tra loài virus Tomato spotted wilt virus (TSWV). Kết quả mẫu cây xà lách bị bệnh cũng dương tính với loài TSWV. Loài virus TSWV có phổ ký chủ rộng gây hại trên nhiều loại cây trồng, lan truyền qua côn trùng môi giới là bọ trĩ.
Hình 2. Cây xà lách bị bệnh đốm héo và kết quả Test nhanh virus
Để hạn chế bệnh héo vàng trên hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại Đà Lạt cần áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp (sử dụng cây giống sạch bệnh, thực hiện tốt chế độ luân canh với các cây trồng không phải ký chủ của virus, hạn chế trồng các giống nhiễm nặng …quản lý tốt côn trùng môi giới bọ trĩ bằng bẫy dính màu vàng và các loại thuốc hoạt chất Dinotefuran, Thiamethotham, Spinoteram…).
Phòng Bảo vệ thực vật
Các tin khác
- Bệnh héo xanh hại cây họ cà - 27/10/2013
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015
- Phòng trừ rệp gây hại cà phê - 07/05/2015
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ - 11/09/2014
- Phân biệt bệnh héo vàng trên cây hoa cúc do virus và nấm Fusarium sp. - 17/05/2017
- Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) hại cây cà phê và biện pháp phòng trừ - 16/07/2014
- Bệnh thối trái cà chua và biện pháp phòng trừ - 15/09/2014
- Một số dịch hại mới trên cây cà chua tại Lâm Đồng - 28/06/2013
- Một số giống, tiềm năng và dịch hại trên cây mắc ca tại Lâm Đồng - 17/10/2014
- Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông - 31/03/2015
- Bệnh đốm héo rau xà lách scarole tại Đà Lạt - 15/05/2017
- Tình hình sâu ăn lá cây cà phê tại Bảo Lộc - 13/06/2014
- Một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút hại hoa hồng mùa khô năm 2014 tại thành phố Đà Lạt - 21/03/2014
- Bệnh thối trái dâu tây tại Đà Lạt và biện pháp phòng trừ - 19/06/2013
- Động vật chân đốt gây hại cây trồng và biện pháp phòng trừ - 17/10/2014
- Tình hình sâu đục thân gây hại cà phê - 23/05/2014
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Bọ xít muỗi hại cây cà phê chè và biện pháp phòng trừ - 04/07/2014