Tình hình lúa bị vàng lá, chậm phát triển và biện pháp khắc phục tại huyện Đam Rông
- Được viết: 31-03-2015 07:18
Ngày 25 tháng 03 năm 2015, đoàn kiểm tra gồm Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm nông nghiệp huyện Đam Rông và Lãnh đạo UBND xã Đạ K’nàng đã kiểm tra tình hình lúa bị vàng lá và cây chậm phát triển tại xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông.
Theo kết quả kiểm tra thực tế và thống kê sơ bộ cho thấy xã Đạ K’nàng có khoảng 05ha lúa trên tổng số 35ha bị vàng lá và cây chậm phát triển. Giống lúa được gieo cấy chủ yếu là giống Nhị ưu 838 và đang trong giai đoạn đẻ nhánh. Nguyên nhân lúa bị vàng lá và cây chậm phát triển chủ yếu do ruộng bị khô hạn không có đủ lượng nước cung cấp cho cây lúa và thời tiết lạnh dẫn đến cây lúa chậm sinh trưởng, phát triển. Triệu chứng điển hình là lá lúa vàng từ dưới vàng lên, vàng từ chóp lá vàng xuống và bị khô ở chóp, trên lá có các chấm nâu, bị nặng toàn bộ lá cây lúa chuyển sang màu vàng rồi dần dần chết khô. Ngoài ra, một số ít ruộng thiếu nước nên bị tầng sinh phèn trong đất phát tán phèn, hiện tượng này nông dân gọi là “xì phèn”, dẫn đến cây lúa bị ngộ độc phèn. Triệu chứng trên lúa bị ngộ độc phèn là cây lúa bị vàng lá, lụi dần, hệ thống rễ kém phát triển, ngắn, ít rễ, rễ có màu vàng nâu, vuốt rễ thấy nhám.
Đoàn đi kiểm tra tình hình vàng lá lúa Ruộng bị khô hạn
Triệu chứng lá lúa bị vàng Ruộng lúa bị xì phèn
A: Bộ rễ lúa ở ruộng cung cấp đủ nước
B: Bộ rễ lúa ở ruộng thiếu nước
Để phục hồi sản xuất Chi cục BVTV tỉnh đề xuất các biện pháp kỹ thuật sau
- Cần nhanh chóng đưa nước vào ruộng để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây lúa phục hồi sinh trưởng, phát triển.
- Bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời cho cây hồi phục bằng cách bón phân DAP với liều lượng 10 – 15kg cộng với 5kg Kali cho 1000m2.
- Đối với những chân ruộng bị xì phèn cần bón vôi Dolomite với lượng 250 – 300kg/1000m2, hoặc bón 3 – 5 kg phân Calcium nitrate cho 1000m2 để nâng cao độ pH của đất, giúp bộ rễ cây lúa nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ngộ độc phèn. Sau khi xử lý từ 5 - 7 ngày, tiến hành kiểm tra nếu thấy cây lúa đã có rễ trắng mới và ra thêm lá mới thì có thể sử dụng các loại phân bón qua lá như MKP, Multi-K để phun giúp cây lúa nhanh hồi phục.
- Khi thấy cây lúa đã hồi phục, ra lá mới thì tiến hành các biện pháp chăm sóc bình thường tiếp theo như bón thúc, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh,…
Chú ý: Chỉ bón phân hoặc rãi vôi khi ruộng lúa đã được cung cấp đủ nước.
Vy Thế Vũ
Các tin khác
- Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê - 14/05/2015
- Đã định danh loài chân đốt (siêu nhân) gây hại rau tại Đà Lạt - 09/10/2015
- Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ - 19/06/2014
- Hiện tượng rụng trái cà phê tại xã Tam Bố, huyện Di Linh - 18/07/2014
- Bẫy đèn trưởng thành sùng trắng tại Đạ Huoai - 23/05/2014
- Tác nhân gây bệnh héo vàng hoa cúc và bệnh đốm héo xà lách tại thành phố Đà Lạt - 17/05/2017
- Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh - 10/10/2012
- Bệnh héo xanh hại cây họ cà - 27/10/2013
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Bệnh đốm héo rau xà lách scarole tại Đà Lạt - 15/05/2017
- Tình hình gây hại và một số biện pháp kỹ thuật quản lý nhóm côn trùng chích hút trên cây hoa cúc - 29/02/2016
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Quy trình quản lý tổng hợp bệnh Phytophthora và bọ xít muỗi hại ca cao - 03/09/2014
- Tình hình ve sầu mới gậy hại cà phê tại Lâm Hà - 18/06/2013
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa tại Lâm Đồng - 04/07/2014
- Một số dịch hại mới trên cây cà chua tại Lâm Đồng - 28/06/2013
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Rừng trồng keo lai tại Đạ Tẻh bị bệnh nấm hồng gây hại - 10/03/2014
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015