Phòng trừ bệnh rỉ sắt hại cây cà phê
- Được viết: 14-05-2015 08:47
Hiện nay, Lâm Đồng đang bắt đầu mùa mưa, nhiệt độ và ẩm độ khá cao. Đây là những điều kiện thuận lợi bệnh rỉ sắt phát sinh và gây hại làm giảm khả năng quang hợp của cây cà phê và gây ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Để phòng trừ bệnh rỉ sắt có hiệu quả, Chi cục BVTV Lâm Đồng hướng dẫn như sau:
1. Nguyên nhân gây bệnh, điều kiện phát sinh, phát triển
- Bệnh do nấm Hemileia vastatrix gây hại.
- Bào tử phát tán và lây lan mạnh nhờ gió, côn trùng và khi chăm sóc. Bào tử có thể tồn tại nhiều tháng trong điều kiện thời tiết bất lợi. Bào tử nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 240C sau 2-4 giờ và phát triển nhanh ở độ ẩm 80-90%. Thời gian ủ bệnh là 6-12 giờ.
- Các giống cà phê ở Việt Nam đều nhiễm bệnh rỉ sắt. Giống cà phê chè cũ nhiễm nặng nhất, tiếp đến cà phê mít và cà phê vối.
2. Triệu chứng bệnh
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá.Triệu chứng điển hình của bệnh là mặt dưới lá xuất hiện những đốm bệnh tròn, lúc đầu nhỏ, về sau lớn dần, đường kính trung bình 2-3 mm, trên mặt vết bệnh phủ một lớp bột phấn màu vàng da cam, đó là các bào tử nấm bệnh. Trên một lá có nhiều đốm bệnh, một số đốm liên kết nhau tạo thành đốm bệnh lớn. Lá bị biến vàng, rụng hàng loạt, cành khô, cây sinh trưởng kém, giảm năng suất. Hiện nay có giống cà phê Catimor có khả năng kháng bệnh cao.
3. Biện pháp phòng trừ
- Bón phân đầy đủ và cân đối, tạo hình thông thoáng, tỉa cành hợp lý giúp cây sinh trưởng tốt.
- Dùng giống cà phê chè kháng bệnh như: Catimor F6. Đối với cà phê vối nên sử dụng các dòng vô tính để trồng, ghép cải tạo.
- Ghép chồi: Nên sử dụng ghép cải tạo bằng chồi của các dòng vô tính TR4, TR9, TR11 để thay thế các cây bị nhiễm bệnh rỉ sắt trên vườn.
Luân phiên sử dụng một số sản phẩm bán phổ biến tại Lâm Đồng: Diniconazole (Nicozol 25 SC); Hexaconazole (Vivil 5SC, Anvil 5 SC, Thonvil 5SC); Propiconazole (Tilt 250 EC, Bumper 250 EC); Carbendazim (Daphavil 50 SC, Arin 25SC); Benomyl (Viben 50 WP); Triadimefon (Bayleton 250 EC, Encoleton 25 WP); Trichoderma viride (Biobus 1.00WP); Difenoconazole + Propiconazole (Tilt Super 300EC, Tilindia super 400EC). Vào tháng 6, 7 khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc 2 - 3 lần cách nhau 7-10 ngày. Nên phun khi vết bệnh chưa xuất hiện lớp nấm màu vàng.
Nguyễn Thị Hà
Các tin khác
- Hướng dẫn biện pháp phòng trừ côn trùng chân đốt (siêu nhân) gây hại cây trồng tại Lâm Đồng - 05/05/2015
- Công tác phòng trừ bệnh phấn trắng hại cao su huyện Đạ Huoai. - 16/05/2014
- Phòng trừ rệp gây hại cà phê - 07/05/2015
- Công tác điều tra DTDB sâu bệnh hại cây trồng 6 tháng đầu năm 2012 - 27/06/2012
- Biện pháp cưa, cắt tỉa cành phục hồi cà phê bị sương muối - 19/03/2015
- Phòng trừ sâu xanh đục trái (Heliothis armigera) hại cây cà chua - 08/05/2015
- Một số dịch hại mới trên cây cà chua tại Lâm Đồng - 28/06/2013
- Bệnh sưng rễ hại rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ - 19/06/2014
- Tập huấn hướng dẫn biện pháp khắc phục thiệt hại do sương muối trên cà phê chè - 18/03/2015
- Bệnh thối trái cà chua và biện pháp phòng trừ - 15/09/2014
- Lễ phát động thu gom, tiêu hủy tàn dư cây trồng nhiễm bệnh xoăn lá Virus tại xã Ka Đơn, Tu Tra - huyện Đơn Dương - 22/09/2016
- Bệnh đốm héo rau xà lách scarole tại Đà Lạt - 15/05/2017
- Biện pháp phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây hoa hồng - 02/06/2015
- Sâu xanh hại muồng hoa đào ở Lâm Đồng - 16/05/2014
- Tình hình sâu đục thân mình trắng hại cà phê chè tại Đà Lạt năm 2013 và biện pháp phòng trừ - 01/07/2013
- Hơn 600 ha cây trồng bị sương muối gây hại tại Lạc Dương - 14/03/2015
- Bệnh đạo ôn gây hại nặng tại Đạ Tẻh - 10/10/2012
- Tình hình bệnh sưng rễ hại cây họ thập tự tại Lâm Đồng và Biện pháp phòng trừ - 15/05/2013
- Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes) gây hại cà phê chè tại thành phố Đà Lạt - 01/06/2015
- Bọt xít muỗi hại điều và biện pháp phòng trừ - 11/09/2014