Thống kê truy cập

4606509
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
2035
24136
101468
4606509

Bệnh sọc thân do virus trên hoa cúc tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận

Bệnh sọc thân do virus trên hoa cúc tại thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận

 

Trên địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Lạc Dương và một phần của huyện Đức Trọng từ đầu năm đến nay đã trồng 1.370 ha hoa cúc, gồm nhiều giống như Farm, Đóa, Saphire, Kim cương, Thọ, Pha lê, Tua xanh, Nút tím, Mai vàng, Mắt ngọc, Vàng Thái, Xanh Thái, AT….

Thời tiết giao mùa chuyển từ mùa khô sang mùa mưa, là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, lây lan gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm hoa. Đặc biệt, hiện nay bệnh sọc thân do virus đang phát sinh, gây hại khá nặng tại một số vùng trồng hoa cúc tại thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, trong đó những giống bị gây hại nhiều nhất như Farm, Đại đóa cũ, Saphir, Kim cương, AT…

Đến thời điểm hiện tại, diện tích hoa cúc bị nhiễm bệnh sọc thân virus khoảng 526 ha (chiếm 38,4% diện tích gieo trồng hoa cúc), tỷ lệ hại từ 25 - 50%, cục bộ có vườn 70 - 80% (diện tích nhiễm nhẹ 312 ha, nhiễm trung bình 146 ha, nhiễm nặng 68 ha, diện tích bị nhổ bỏ 2,5 ha). Bệnh gây hại ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, phổ biến nhất ở giai đoạn sau khi tỉa nụ. Bệnh phát triển, lây lan nhanh vào các tháng thời tiết nắng nóng (từ tháng 3 - 6), nhiệt độ cao; đây là điều kiện cho bọ chích hút (bọ phấn, bọ trĩ) phát triển mạnh làm môi giới truyền bệnh.

Trước tình hình đó, Chi cục Trồng trọt & BVTV tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với Phòng Kinh tế, TTNN Đà Lạt và Phòng Nông nghiệp & PTNT, TTNN huyện Lạc Dương kiểm tra, đánh giá tình hình dịch hại, đồng thời hướng dân một số giải pháp để người dân áp dụng các biện pháp phòng, trừ.

 

 

Triệu chứng hoa cúc bị nhiễm bệnh sọc thân do virus

Để hạn chế quá trình lây lan và gây hại của bệnh sọc thân do virus trên hoa cúc, nông dân cần có những lưu ý sau:

- Chọn cây giống từ các vườn ươm đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống xuất vườn, giống sinh trưởng khỏe, sạch bệnh. Có thể sử dụng bộ Test-Kit để kiểm tra nhanh virus trên cây giống trước khi trồng (Bộ Test-Kit có tại Trường Đại học Đà Lạt; Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây, Rau & hoa và Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng).

     

Bộ Test kiểm tra nhanh Virus gây hại hoa cúc

- Trồng hoa cúc trong nhà kính (kín): sử dụng lưới ngăn côn trùng loại từ 45 -50 mesh trở lên (kích thước lỗ tương ứng 0,354 - 0,297 mm) cách ly hoàn toàn bên ngoài.

- Sử dụng các chế phẩm có hoạt chất NingnamycinCytosinpepticidin phun để tăng sức đề kháng bệnh cho cây, như thuốc SUPERSIN 50WP (Ningnanmycin 50gr/kg), liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì của nhà sản xuất.

 

- Sử dụng bẩy dính màu xanh, vàng đặt so le cách nhau 3 mét, cách ngọn cây 30 cm để tiêu diệt và theo dõi, phát hiện bọ phấn, bọ trĩ trưởng thành, khi bọ trĩ xuất hiện sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Dinotefuran (Oshin 20WP); (Thiaclorid + Isoprocard) Zocket 450 WP Spinetoram (Radiant 60SC); Thiamethoxam (Actara 25WG)…, theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

 

Phòng Bảo vệ thực vật

Các tin khác