Thống kê truy cập

4157699
Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tất cả
20675
27144
74848
4157699

Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 9 năm 2016

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT LÂM ĐỒNG                       CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                  CHI CỤC TRỒNG TRỌT & BVTV                                      Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

                            Số: 58/TB-TTBVTV                                             Lâm Đồng, ngày 13 tháng 9 năm 2016

THÔNG BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI CÂY TRỒNG

Tuần 36 (Từ ngày 03/9/2016–09/9/2016)

 

I. TÌNH HÌNH KHÍ HẬU, THỜI TIẾT

Trong tuần, thời tiết Lâm Đồng diễn biến theo chiều hướng: Mây thay đổi đến nhiều mây. Ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa vài nơi đến rải rác, có nơi có mưa vừa đến mưa to. Lượng mưa phân bố không đều phổ biến đạt thấp hơn so với trung bình nhiều năm.  Nhiệt độ trung bình 23,3– 24,30C, cao nhất 31,5 – 33,70C, thấp nhất 16,4 – 17,70C; độ ẩm không khí 83,8 –88,8%, lượng mưa 31– 98,5mm.

II. TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH

1. Cây lúa (12.108,6ha)

Lúa vụ Hè Thu 5.566,7ha (thu hoạch 5.343,6ha, chín 223,1ha.Lúa vụ Mùa đã gieo sạ11.885,5ha: giai đoạn mạ 1.085ha, đẻ nhánh 3.811,5ha, đứng cái 4.032,5ha, làm đòng 1.680,8ha, trỗ 613ha, chín 662,7ha.

-Rầy nâu:gây hại trên diện tích 246,2ha tại Đạ Tẻh, Di Linh (giảm 200,4ha so với kỳ trước), mật độ 116-3.000 con/m2;

-Đạo ôn lá:Nhiễm 379,4ha tại Di Linh, Đạ Tẻh, Đức Trọng (tăng 203,2 ha so với kỳ trước), TLH 3,2  – 20%.

- Vàng lá sinh lý nhiễm 20ha tại Đạ Tẻh (10ha nhiễm nặng), giảm 232ha so với kỳ trước, TLH 11,9-48%;

- Khô vằn: nhiễm 44ha tại Cát Tiên, Đạ Tẻh (tăng 37ha so kỳ trước), TLH 10,2 - 25%;

- Các đối tượng dịch hại (sâu cuốn lá nhỏ, lem lép hạt, bọ trĩ…) gây hại ở mức nhẹ.

            2. Cây cà phê (152.679,2ha)

- Sâu đục thân: gây hại 540ha cà phê chè tại Đà Lạt (tăng 90ha so với kỳ trước),TLH 7–30%.

- Bọ xít muỗi:ít biến động so với kỳ trước, gây hại 350ha cà phê chè tại Đà Lạt, TLH 11-37,5%;

- Vàng lá: nhiễm 1.802,2ha tại các huyện trồng cà phê (tăng 1.522,2ha so với kỳ trước), TLH 2,6-30%;

- Bệnh khô cành: nhiễm 577,7ha tại các huyện trồng cà phê (tăng 270,6ha so với kỳ trước), TLH 7,3 – 37,5%;

- Các đối tượng dịch hại khác như rệp sáp, rỉ sắt, thán thư ít biến động so với kỳ trước.

3. Cây chè (23.514,4ha):

- Rầy xanh gây hại 157,4ha tại Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà (tăng157,4ha so với kỳ trước), TLH 1,8-12%;

- Bọ cánh tơ gây hại 13.680ha tại Bảo Lộc, Bảo Lâm (tăng 13.680ha so với kỳ trước), TLH 3,5-15,5%;

4. Cây điều (15.518,8ha)

- Bọ xít muỗi gây hại 1.356,4ha tạiĐạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên, Đam Rông (tăng 129ha so với kỳ trước), TLH9,1– 38,6%;

- Bệnh thán thư nhiễm 878,1ha tại Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Cát Tiên (tăng 313,9ha so với kỳ trước), TLH 8,5–36,3%.

5. Cây rau:

Cà chua (2.480ha):

-Sâu xanh: gây hại 210ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (giảm 90 ha so với kỳ trước),TLH 0,7-10%;

- Bệnh xoăn lá virus: Tiếp tục lây lan và gây hại 758ha tại Đơn Dương, Đức Trọng (270ha nhiễm nặng và 128,3ha nhổ bỏ tại Đơn Dương, 38ha nhiễm nặng và 22 ha nhổ bỏ tại Đức Trọng), tăng 252,8ha sovới kỳ trước, TLH 8,5 -90%.Trong tuần qua Chi cục phối hợp với TTNN huyện Đơn Dương tổ chức 04 lớp tập huấn cho 203 nông dân về quy trình phòng trừ bệnh xoăn lá hại cà chua và 01 lễ phát động nông dân ra quân thu gom tàn dư cây họ cà nhiễm bệnh xoăn lá tại xã Ka Đơn.

Rau họ thập tự (2.027ha): bệnh sưng rễ nhiễm 48ha tại Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Đà Lạt (15,5ha nhiễm nặng tại Lạc Dương, Đơn Dương), TLH 5,9– 30%.

6. Sầu riêng, cao su, tiêu: Sâu bệnh hại ít biến động so với kỳ trước.

7. Cây dâu tằm, cà rốt, dâu tây, hoa hồng, hoa cúc: Sâu bệnh gây hại không đáng kể.

III. DỰ BÁO TRONG TUẦN TỚI

Dự báo thời gian tới, thời tiết tiếp tục diễn biến theo chiều hướng: Nhiều mây, có mưa rải rác đến nhiều nơi, có nơi mưa vừa đến mưa to lượng mưa các khu vực đạt xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng kỳ. Vì vậy cần chú ý sự phát triển của một số đối tượng như đạo ôn lá, vàng lá sinh lý, sâu cuốn lá nhỏ/lúa; sâu đục thân, bọ xít muỗi, tuyến trùng/cà phê; sưng rễ/rau thập tự; héo rũ vi khuẩn, virus xoăn lá, ruồi hại lá/cà chua.

            Đề nghị các huyện Đơn Dương, Đức Trọng tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn nông dân nhổ bỏ tiêu hủy sớm cây bị bệnh theo quy trình Chi cục đã hướng dẫn.Thực hiện tốt chế độ luân canh cây trồng, không trồng cây họ cà (cà chua, cà tím, ớt) tại các ruộng nhiễm nặng bệnh xoăn lá virus; quản lý tốt côn trùng chích hút (bọ phấn, bọ trĩ, rệp) tại vườn ươm và vườn trồng để hạn chế lây lan bằng các loại thuốc có chứa các hoạt chất:Dinotefuran (Oshin 20WP);Thiamethoxam (Actara 25WG);Citrus oil(MAP Green 10AS);Oxymatrine (Vimatrine 0.6 SL) theo nồng độ khuyến cáo, 5-7 ngày/lần.

- Bệnh đạo ôn lúa: Trên các diện tích đã xuất hiện bệnh cần hạn chế bón đạm, luân phiên sử dụng các loại thuốc sau để phòng trừ: Tricyclazole (Tridozole 75WP, Beam 75 WP, Flash 75 WP, Bimdowmy 750WP); Carbendazim (Arin 50SC, Bavisan 50WP, Carben 50SC, Ticarben 50WP);  Fthalide + Kasugamycin (Kasai 21.2WP); Azoxystrobin (Azony 25SC).

            - Sâu đục thân/cà phê: áp dụng biện pháp cắt tỉa thân, cành, đào bỏ và tiêu hủy triệt để gốc cà phê đã bị sâu đục thân gây hại nặng và kết hợp các loại thuốc sau để phòng trừ Chlorpyrifos Ethyl + Alpha-Cypermethrin(Supertac 500EC), Diazinon(Diazan 50EC, Diazol 10GR) để hạn chế sự lây lan và gây hại của sâu đục thân./.

Nơi nhận:                                                                                         PHÓ CHI CỤC TRƯỞNG

- Trung tâm BVTV phía Nam;                                                             (Đã ký và đóng dấu)

- Sở Nông nghiệp & PTNT (b/c);

- UBND các huyện, Tp (để biết);                                                Nguyễn Thị Phương Loan

- TTNN các huyện, Tp;  

- Lưu VT.

Các tin khác