BỆNH PHYTOPHTHORA TRÊN CÂY SẦU RIÊNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
- Được viết: 20-06-2019 13:12
I. NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ LAN TRUYỀN NGUỒN BỆNH
1.Nguyên nhân
Do nấm Phytophthora palmivora và Phytophthora citricola gây ra, nấm tồn tại trong đất, gây hại hầu hết các cây trồng. Trên cây sầu riêng loài nấm Phytophthora palmivora gây hại phổ biến nhất.
Bệnh do nấm Phytophthora sp. thường được gọi dưới nhiều tên khác nhau tùy thuộc bộ phận bị hại và theo vùng miền như: Bệnh thối rễ, nứt thân, nứt quả, xì mủ, chảy nhựa, chảy gôm, …
2.Triệu chứng gây hại
Nấm Phytophthora sp. gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang cho quả, hại trên rễ, thân, lá, hoa và quả.
Trên rễ: Cây sầu riêng trồng trên vùng đất thấp, ẩm độ cao dễ nhiễm nấm Phytophthora sp, rễ non bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây phát triển chậm, sau đó nấm lây lan dần đến phần thân cây phía trên làm chảy nhựa thân, bộ lá chuyển màu vàng, cây không phát triển và chết dần.
Trên thân, cành: Nấm lây lan dần lên phần thân cây phía trên làm chảy nhựa trên bề mặt vỏ thân, vết bệnh ướt và nhựa có màu nâu. Vỏ thân và gỗ bên dưới bị chuyển sang màu hồng nhạt có bớt tím, viền gợn sóng, bệnh lan dần vào bó mạch. Khi cạo lớp vỏ bị bệnh ra thấy phần gỗ có màu nâu sẫm dọc theo thân, cành. Cây bị bệnh nặng không phát triển và chết dần.
Vết bệnh trên thân, cành Vết bệnh trên rễ Vết bệnh trên lá Vết bệnh trên quả
Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan rất nhanh, bộ lá chuyển màu vàng rồi sau vài ngày lá chuyển thành màu nâu, lá bị nhũn rồi khô dần và rụng theo từng cành hay một phía của cây.
Trên quả: Vết bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống quả trở xuống xung quanh quả, sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lổ và có màu nâu trên vỏ quả. Khi quả già vết bệnh nứt ra và phần thịt quả bên trong bị thối, có rất nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm quả sầu riêng rụng trước khi chín.
3.Phương thức lan truyền nguồn bệnh
Nấm Phytopthora sp. thường lưu tồn trong đất, có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện bất lợi. Sợi nấm và bào tử còn lưu tồn trong các vết bệnh trên thân, trên cành, trên lá, trái bị bệnh và các xác bã thực vật, từ đây nấm dễ dàng phát tán khi gặp điều kiện thuận lợi. Khi gặp điều kiện thuận lợi như gió to, mưa nhiều nấm sẽ lây lan, phát triển rất mạnh. Vườn bị ngập úng nước càng lâu thì áp lực bệnh càng lớn.
II. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH DO NẤM PHYTOPHTHORA
1.Đối với những vườn chưa bị bệnh hoặc bị bệnh nhẹ
a) Biện pháp canh tác
- Chọn đất trồng có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa; tạo rãnh thoát nước không để nước ứ đọng lâu ngày ở gốc cây sầu riêng.
- Trồng cây với mật độ vừa phải giúp vườn thông thoáng, có ánh nắng xuyên vào để ẩm độ, giảm áp lực nguồn bệnh.
- Bón phân NPK cân đối, sử dụng phân chuồng hoai mục và chế phẩm sinh học có chứa vi sinh vật có ích như nấm đối kháng Trichoderma để bón cho cây. Không bón phân hóa học trực tiếp lên rễ cây dễ gây ngộ độc phân.
- Thường xuyên thăm đồng, vệ sinh đồng ruộng thu gom tàn dư cây bị bệnh đem tiêu hủy; Cắt tỉa các cành nhánh gần mặt đất, vệ sinh làm cỏ vùng gốc thông thoáng.
- Trước khi vào mùa mưa rắc vôi bột khử trùng bề mặt vườn, rãnh thoát nước với lượng 1 tấn/ha; Tủ gốc trong mùa khô để giữ ẩm cho cây.
Bón phân và xử lý nấm đối kháng Trichoderma
b) Biện pháp sinh học
Phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho cây sầu riêng bằng chế phẩm sinh hoc̣ chứa nấm đối kháng Trichoderma, xạ khuẩn Streptomyces, … Các chế phẩm sinh học trên bón kết hợp với các đợt bón phân cho cây.
c) Biện pháp hóa học
Áp dụng một hoặc kết hợp các biện pháp sau đây để phòng trừ bệnh.
- Quét gốc: Hàng năm tiến hành quét vôi nước hoặc dung dịch Bordeaux 1% quanh gốc vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, độ cao 0,7- 1,0m tính từ mặt đất để hạn chế nấm Phytophthora sp. lây nhiễm từ đất lên cây.
- Tiêm truyền thuốc: Tiêm truyền thuốc BVTV để phòng chống bệnh, phương pháp, nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Quét Bordeaux quanh gốc Tiêm truyền thuốc
- Bôi thuốc: Đối với những cây có vết bệnh còn nhỏ thâm đen và chảy gôm trên thân, cành dùng dao sắc bén cạo bỏ phần mô chết, bôi dung dịch thuốc có hoạt chất như Metalaxyl, Mancozeb, Fosetyl-aluminium, thuốc gốc đồng,… lên mặt cắt và xung quanh. Nồng độ thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tiến hành cạo và bôi thuốc trong thời gian khô ráo. Tưới thuốc
- Phun thuốc: Khi điều kiện thời tiết thuận lợi, có nguy cơ bệnh phát sinh gây hại nặng cần phòng trừ bệnh bằng các thuốc BVTV có hoạt chất Fosetyl-aluminium, Cymoxanil, Propamocarb.HCl, Dimethomorph, Mancozeb, Metalaxyl, Propineb, thuốc gốc đồng, … trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành hàng năm. Liều lượng và cách sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì. Trong những đợt mưa kéo dài, ẩm độ cao có thể xử lý thuốc BVTV phòng bệnh lần 2 sau lần 1 từ 5-7 ngày. Thuốc có hoạt chất Phosphorous acid xử lý theo phương pháp, nồng độ và liều lượng của nhà sản xuất.
2. Đối với những vườn bị bệnh trung bình - nặng
Hạn chế tưới nước, bón phân hóa học, phân bón lá và các loại chất kích thích ra hoa đậu quả.
- Xử lý các vết thâm đen trên thân chính hoặc cành lớn bằng cách cạo bỏ phần vỏ bên ngoài, sau đó quét thuốc có hoạt chất Metalaxyl lên phần đã cạo. Các đầu cành bị khô, chết ngọn xử lý bằng cách cưa bỏ sau đó bôi vôi hoặc keo liền sẹo vào các vết cắt để ngăn chặn nấm bệnh tấn công và để bảo vệ mầm ngủ giúp cây nhanh phục hồi.
- Sử dụng các loại thuốc hóa học có hoạt chất Fosetyl-aluminium, Cymoxanil, Propamocarb.HCl, Dimethomorph, Mancozeb, Metalaxyl, Propineb, thuốc có hoạt chất gốc đồng, … để xử lý nguồn nấm bệnh trên lá. Liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thuốc có hoạt chất Phosphorous acid xử lý theo phương pháp, nồng độ và liều lượng của nhà sản xuất.
Nguyễn Hoàng Ấn
Các tin khác
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 3 năm 2015 - 13/03/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 7 năm 2016 - 02/08/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 7 năm 2015 - 20/07/2015
- Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa (Pyricularia oryzae) tại xã Tam Bố huyện Di Linh - 18/08/2016
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 4 tháng 4 năm 2017 - 03/05/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 5 tháng 1 năm 2018 - 01/02/2018
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 4 tháng 3 năm 2014 - 28/03/2014
- Lễ ra quân phòng chống dịch bọ xít muỗi hại cây cà phê tại huyện Lạc Dương - 18/02/2017
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 10 năm 2018 - 11/10/2018
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 2 tháng 6 năm 2014 - 13/06/2014
- Tập huấn quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh đốm héo hoa cúc và xà lách do virus gây hại tại thành phố Đà Lạt - 30/05/2017
- Thông báo tình hình sinh vật hại kỳ 3 tháng 02 năm 2015 - 20/02/2015
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 3 tháng 11 năm 2018 - 22/11/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 2 năm 2018 - 01/03/2018
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 2 tháng 9 năm 2018 - 13/09/2018
- Công tác phòng trừ bệnh xoăn lá virus hại cây cà chua tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng - 13/10/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 4 tháng 11 năm 2015 - 02/12/2015
- Thông báo tình hình sinh vật hại cây trồng kỳ 3 tháng 8 năm 2016 - 25/08/2016
- Thông báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kỳ 1 tháng 7 năm 2016 - 12/07/2016
- Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 4 tháng 8 năm 2014 - 29/08/2014